Khả
năng hiểu được suy nghĩ của chính mình và của người khác xuất hiện khá
tự nhiên từ nhỏ. Tuy nhiên, theo ngày càng nhiều các nghiên cứu, trẻ tự
kỉ gặp những khó khăn đặc biệt trong việc lý giải: các trạng thái tâm
lí. Người ta giả định rằng những thiếu hụt này là do những bất thường
trong phát triển vốn là đặc điểm của chứng rối loạn này. Ví dụ, khi trắc
nghiệm về khả năng hiểu “niềm tin không trùng với thực tế”, trẻ tự kỉ
làm sai nhiều hơn so với trẻ thường và kể cả những đứa trẻ tiếp thu kém
tuổi thần kinh ít hơn. Đa số trẻ tự kỉ trả lời sai, chỉ một số ít trả
lời đúng – khoảng 20-35 %. Đến phần khó hơn về hiểu niềm tin (gồm việc
hiểu các niềm tin thứ cấp, hay niềm tin lồng trong niềm tin (ví dụ, Anne
nghĩ rằng Sally nghĩ x) – thường là trẻ thường tầm 6 -7 tuổi đều trả
lời đúng – nhiều trẻ
tự kỷ ở độ tuổi vị thành niên vẫn trả lời sai. Có vẻ như trẻ
tự kỷ
hầu như không hiểu về niềm tin ở mức độ của trẻ thường 3-4 tuổi. Và có
khiếm khuyết rõ rệt về khả năng hiểu về niềm tin ở mức độ của trẻ 6-7
tuổi. Rõ ràng là có gì đó không ổn trong quá trình trau dồi khả năng
hiểu khái niệm niềm tin.
Sự thiếu hụt khả năng hiểu niềm tin của người khác ở người
tự kỷ
thể hiện rõ trong các trắc nghiệm về “lừa phỉnh”. Như đã nói ở trên, vì
lừa phỉnh liên quan đến việc thao túng niềm tin, nên việc này cũng dể
hiểu. Trong trò giấu đồng xu, một bài kiểm tra đơn giản về khái niệm
“lừa phỉnh”, trẻ được yêu cầu giấu một đồng xu trong bàn tay này hoặc
bàn tay kia, trẻ
tự kỷ thường
không biết giấu đi những gì có thể khiến người kia đoán được đồng xu
giấu ở đâu. Ví dụ, chúng quên nắm tay không có đồng xu lại hoặc giấu
ngay trước mặt người kia, hoặc chỉ cho người đó thấy đồng xu được giấu ở
đâu trước khi họ đoán. Ngược lại, trẻ khiếm khuyết về nhận thức, và trẻ
thường 3 tuổi lại rất ít mắc những lỗi kiểu này.
Vậy còn nhận thức của người
tự kỷ về với các trạng thái tâm lí của người khác thì thế nào? Khi hỏi trẻ
tự kỷ
rằng nhân vật trong câu chuyện cảm thấy như thế nào khi anh ta được cho
một thứ mà anh ta thích hoặc không thích, có vẻ chúng ít khiếm khuyết
về phần này, so với trẻ có tuổi thần kinh gần bằng. Việc nhận biết khía
cạnh đơn giản này của trạng thái cảm xúc có vẻ vẫn nằm trong khả năng
của chúng. Tương tự, khi kiểm tra nhận thức của chúng về khả năng đặt
mình vào góc nhìn của đối phương ở cả hai cấp độ, chúng có vẻ ít bị
khiếm khuyết.
Một tập hợp những trạng thái tâm lí nữa là cảm xúc. Trong những nghiên cứu trước đó của mình, Hobson nhận thấy rằng trẻ
tự kỷ
tỏ ra tệ hơn hẳn so với các nhóm trẻ khác ở bài tập về nhận ra nét mặt.
Một nghiên cứu khác tập trung không phải về việc nhận biết mà là phán
đoán cảm xúc. Mục đích của những nghiên cứu này là để xem trẻ
tự kỷ
hiểu đến mức nào về nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc – họ cảm nhận như
thế nào, trong những bối cảnh nhất định. Như đã đề cập trước đó, trẻ
thường tầm 3-4 tuổi có thể hiểu các trạng thái tâm lí là do ngoại cảnh
gây ra (chuyện thuận lợi khiến người ta vui, khó chịu khiến người ta
buồn) và ước muốn (thỏa ước muốn làm người ta vui và ước muốn không được
đáp ứng làm người ta buồn). Tầm 4-6 tuổi, trẻ thường cũng hiểu được
rằng niềm tin ảnh hưởng đến cảm xúc (ví dụ, nếu bạn nghĩ bạn sẽ có được
những thứ mà bạn muốn, bạn sẽ cảm thấy vui, nếu bạn nghĩ bạn sẽ không có
được những thứ đó, thì bạn cảm thấy buồn – cho dù thực tế bạn có thể
đạt hoặc không đạt được nó).
Trẻ
tự kỷ cũng có thể trả
lời đúng về các trạng thái cảm xúc của nhân vật trong truyện dựa vào
tình huống. Khả năng chúng dự đoán trạng thái cảm xúc của nhân vật khi
biết ước muốn của họ cũng tương đương với những trẻ có khó khăn trong
học tập dạng khác. Nhưng khả năng dự đoán cảm xúc căn cứ vào niềm tin
lại kém hơn hẳn so với trẻ thường tầm 5 tuổi hoặc trẻ có khó khăn về học
tập dạng khác. Có vẻ là những cảm xúc đơn giản thì người
tự kỷ vẫn hiểu được, còn phức tạp hơn thì gặp nhiều khó khăn.
Kém khả năng trong việc nhận thức sự giả vờ cũng là một đặc điểm.
Thông thường, trẻ độ 2 tuổi đã xuất hiện khả năng chơi giả vờ. Nhưng trẻ
tự kỷ với tuổi thần kinh và
ngôn ngữ trên 2 vẫn không thấy hoặc thấy rất hạn hữu khả năng này. Chúng
cũng ít chơi giả vờ bột phát hơn hẳn so với các trẻ khuyết tật về khả
năng học dạng khác.
VÍ DỤ TỪ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
Sự vô tâm của người
tự kỷ để
lại hệ quả sâu rộng cho quá trình phát triển con người nhiều hơn những
gì các nghiên cứu đã chỉ ra. Những khó khăn này sẽ còn kéo dài cho đến
khi họ trưởng thành, sau đây là một số ví dụ:
Thiếu nhạy cảm đối với những cảm xúc của người khác
Federick, là một cậu bé 12 tuổi mắc chứng bệnh
tự kỷ.
Bố mẹ cậu rất lo lắng không biết làm thế nào để cậu có thể hòa nhập với
các bạn khác khi vào trường cấp hai. Họ thật sự kinh ngạc khi biết ngay
trong tuần học đầu tiên, con trai họ đã lại gần giáo viên chủ nhiệm
trong giờ tập trung cả trường và nhận xét sao thầy có nhiều mụn thế.
Không biết cân nhắc xem người ta biết những gì rồi
Jeffrey, một thanh niên tự kỉ chức năng cao nắm giữ một trọng trách
trong một công ty máy tính, lại không thể hiểu rằng những gì anh ta đã
trải nghiệm có thể người khác chưa biết. Anh ta không thể hiểu được rằng
trải nghiệm của mình khác của người khác, nên anh ấy cứ nhắc đến các sự
việc đó mà không cho người khác thông tin về bối cảnh xảy ra, để đồng
nghiệp và bạn bè anh ấy có thể hiểu được ngữ cảnh của nó khi tranh luận
với anh ấy.
Thiếu khả năng thương thuyết với bạn thông qua việc đọc và phản hồi ý định của bạn
Samantha, một bé gái 10 tuổi bị chứng bệnh
tự kỷ,
đang học tại một trường thường, đã được cha mẹ chỉ bảo rất cẩn thận
cách giới thiệu tên tuổi và địa chỉ của mình. Tin rằng đó là tất cả
những gì mình cần để kết bạn, cô bé tiến đến nhóm bạn, trịnh trọng đọc
tên và địa chỉ của mình, sau đó đánh bạn đứng gần nhất vì mãi không thấy
ai nói lời mời cô bé nhập hội.
Thiếu khả năng luận ra mức độ quan tâm của đối phương từ lời nói
Robert, một cậu bé 12 tuổi, đang học tại một trường thường, luôn
khiến bạn bè và thầy cô phát bực vì những màn độc thoại tẻ nhạt về dung
tích xy lanh của xe Renault, cấu trúc của cầu Severn, và chứng bạch
tạng. Cậu có thể nói tràng giang về các chủ đề mà cậu yêu thích mà không
hề để ý đến người khác có quan tâm những điều mình nói hay không
Thiếu khả năng luận ra chủ ý của người nói
Trong giờ học mỹ thuật, David, 14 tuổi bị chứng bệnh
tự kỷ, được thầy yêu cầu “sơn trẻ ở gần con”. Cậu làm đúng như lời của thầy, khiến bạn học rất bực.
Leo, một chàng trai trẻ làm việc trong văn phòng, cũng gặp rất nhiều
khó khăn vì anh ta toàn hiểu lời nói theo từng câu từng chữ. Giả dụ có
ai khiêu khích nói rằng “Cậu làm lại đi….!” thì cậu sẽ lọc cọc đi làm
đúng như vậy, ngược hẳn ý của người nói.
Thiếu khả năng dự đoán người khác có thể suy nghĩ về một hành động
Joseph , khi còn ở độ tuổi thiếu niên, thường thết đãi người lạ bằng
việc kể những chuyện rất cá nhân về mình, không nhận ra rằng nói chuyện
với người khác về các chức năng cơ thể của một người, hoặc những tình
cảm riêng tư trong cuộc sống gia đình là không phù hợp. Cậu cũng thường
tự nhiên cởi quần cởi áo chỗ đông người khi trời nóng, mà không hề biêt
ngượng.
Mặc dù khi lớn lên, có nhiều khó khăn cũng đã được cải thiện, cậu lại
gặp rất nhiều khó khăn khác khi bắt đầu làm việc tại một công ty máy
tính. Cậu không hề để tâm đến không gian riêng của mỗi người, thậm chí
thường lởn vởn gần bàn làm việc của nhân viên nữ, hoặc dựa người vào họ
khi đi thang máy hay xếp hàng. Sau một vài tuần, cậu bị sa thải vì tội
quấy rối tình dục.
Thiếu khả năng nhìn ra những hiểu lầm
Michale, một thanh niên
tự kỷ,
vừa bị sa thải sau khi có xích mích với nhân viên giữ hành lí. Anh ta
không hề cảm thấy hối hận sau khi đã dùng ô để đánh cô này “vì cô ta đã
đưa nhầm vé cho tôi”. Vốn là người quen tỉ mỉ chi tiết, anh ta không thể
hiểu được và thông cảm cho những nhầm lẫn của người khác. Mãi anh ta
vẫn không thể hiểu được tại sao anh ta lại bị đuổi vì anh ta tin rằng
đáng lí ra người bị đuổi việc phải là cô nhân viên giữ hành lí.
Không biết lừa phỉnh người khác cũng như không có ý niệm gì về lừa phỉnh
John, 25 tuổi bị chứng bệnh
tự kỷ,
làm trong một cửa hàng nữ trang. Vì anh ta nổi tiếng là người trung
thực, nên được giao giữ chìa khóa két. Tuy nhiên, vì không có ý niệm gì
về dối trá, anh đã bị một người bảo vệ ca đêm lợi dụng. Khi được yêu cầu
đưa chìa khóa, John liền đưa ngày và khi tên bảo vệ tẩu tán cùng với
những thứ trong két, John bị buộc tội tòng phạm. Mặc dù cuối cùng người
ta bỏ cái án cho John khi hiểu ra vấn đề nhưng John không còn được dùng
vào những vị trí cần lòng tin như vậy nữa.
Thiếu khả năng hiểu nguyên nhân ẩn sau hành động của người khác
David, 20 tuổi bị chứng bệnh
tự kỷ,
có trí thông minh bình thường, khả năng giao tiếp xã hội rất tệ, nhưng
vẫn được tuyển dụng do có chú giới thiệu. Biết những hạn chế của David,
người chú này chủ động xin cho David làm việc ở một vị trí không cần
phải tiếp xúc nhiều người. Thay vì cảm ơn người chú tốt bụng, David lại
rất giận dữ vì nghĩ rằng chú mình không muốn cho mình được làm ở vị trí
quản lí công ty. Anh ta bỏ việc chỉ mấy ngày sau đó, và vô cùng tức giận
người đã rất cố gắng giúp đỡ anh ta.
Thiếu khả năng hiểu “những luật bất thành văn” hoặc quy ước ngầm
Jan, 25 tuổi, đã dành hàng tháng tham gia các lớp học huấn luyện kỹ
năng xã hội và các kĩ năng khác để cải thiện kỹ năng đối thoại và xã hội
khác. Anh ta gặp khó khăn trong việc đưa ra một nhận xét tức thì, và
nhóm trưởng đã phải nỗ lực hết mình để giúp anh phát triển những mánh
giao tiếp, tìm chủ để các bên cùng quan tâm, hoặc cảm thán vẻ bề ngoài
của người khác. Sau buổi đầu tiên học nhảy, Jan thực sự rất tự hào vì đã
bắt chuyện được với một cô gái suốt cả buổi tối. Thế cậu đã nói gì với
cô ấy? Tớ nói rằng cô ấy rất đẹp và tớ rất thích bộ váy màu đỏ cô ấy
đang mặc vì nó cùng tông với màu lợi của cô ấy.
Những ví dụ về những tai nạn trong việc đọc hiểu tâm ý của người khác
nêu trên có thể dẫn đến không biết bao vấn đề, nhưng cũng đủ để ta thấy
người
tự kỷ thường không hiểu
hành động và lời nói của người khác. Những khó khăn này có thể khiến họ
bị xã hội từ chối, cô lập, hiểu lầm, và thậm chí lợi dụng.