112 Khương thượng Hà nội * ĐT: 0438538337 * * Mobile: 0912445252 * * Sửa chữa, mua bán, trao đổi máy giặt, tủ lạnh, điều hòa; vỏ, lồng máy giặt và linh kiện điện lạnh
Tìm hiểu vũ trụ
Vệ tinh quân sự của Nga mất tích bí ẩn
Cơ quan Vũ trụ Nga hôm qua ngày 14/02/2011 cho rằng, một thế lực nước ngoài nào đó làm vệ tinh quân sự của họ biến mất hồi đầu tháng.
AFP cho biết, Nga phóng vệ tinh Geo-IK-2 hôm 1/1. Nhiệm vụ chính của vệ tinh này là lập bản đồ ba chiều về trái đất và xác định chính xác vị trí của các mục tiêu trên mặt đất theo yêu cầu của quân đội. Giới truyền thông thế giới nhận định việc phóng Geo-IK-2 là một phần trong nỗ lực đuổi kịp khả năng xác định vị trí tên lửa trong không trung của Mỹ và NATO.
Song hồi đầu tháng 2, vệ tinh đột nhiên biến mất trên quỹ đạo mà nó đang bay. Sau đó nó xuất hiện trở lại trên một quỹ đạo mới. Sự thay đổi quỹ đạo khiến nó không thể thực hiện những nhiệm vụ được đề ra ban đầu.
Quân đội và Cơ quan Vũ trụ Nga lập một ủy ban hỗn hợp để điều tra sự việc, song họ chưa đưa ra bất kỳ kết luận chính thức nào. Một quan chức giấu tên thuộc Cơ quan Vũ trụ Nga nói với hãng thông tấn Interfax rằng, chứng cứ sơ bộ cho thấy Geo-IK-2 rời khỏi quỹ đạo cũ sau khi một tên lửa đẩy của nó đổi hướng.
"Rất có thể hệ thống điều khiển tự động của vệ tinh đã chịu tác động của xung điện từ trong vũ trụ và đó là nguyên nhân khiến tàu đổi quỹ đạo", vị quan chức nói hôm qua.
Vị quan chức nghi ngờ, một quốc gia nào đó cố tình tác động vào Geo-IK-2 bằng xung điện từ, song không nêu tên. Ông thừa nhận, vệ tinh nhân tạo còn có thể rời quỹ bởi vài nguyên nhân khác, như lỗi phần mềm. Theo ông, xung điện từ có thể được phóng từ mặt đất, biển, không khí hoặc một vật trong vũ trụ.
Phát hiện dạng vật chất lạ
Các nhà khoa học Nga và Mexico vừa phát hiện những bằng chứng về sự tồn tại của dạng vật chất mà con người chưa từng biết trong lõi của một ngôi sao neutron.
Một bài viết trên tạp chí Physical Review Letters cho biết, superfluid (tạm dịch là siêu lỏng)- tên của dạng vật chất mới - được tìm thấy trong trong tàn dư của một vụ nổ siêu tân tinh mang tên Cassiopeia A. Vụ nổ xảy ra cách trái đất 11 nghìn năm ánh sáng. Kính thiên văn không gian Chandra (có khả năng chụp ảnh X quang) của Mỹ liên tục chụp ảnh tàn dư của vụ nổ từ năm 1999 tới nay.
Hai nhóm chuyên gia của Đại học Tự trị Quốc gia Mexico và Viện Ioffe nghiên cứu dữ liệu do kính Chandra gửi về. Họ cùng phát hiện một ngôi sao neutron có niên đại 330 năm ở giữa tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh. Các kết quả tính toán cho thấy độ sáng của ngôi sao này giảm tới 20% kể từ năm 1999. Theo các nhà khoa học, để độ sáng giảm 20%, nhiệt độ bề mặt của nó phải giảm tới 4 độ C.
"Ngôi sao neutron đó có tốc độ giảm nhiệt độ cực lớn", Danny Page, một nhà khoa học của Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, phát biểu.
Page và các đồng nghiệp giải thích rằng khi các hạt neutron cặp đôi với nhau để tạo thành chất siêu lỏng, chúng giải phóng neutrino - dạng hạt có thể thể đâm xuyên qua ngôi sao. Trong quá trình đâm xuyên qua ngôi sao các hạt neutrino mang theo năng lượng nên nhiệt độ của ngôi sao giảm nhanh. Neutrino là hạt hạ nguyên tử có vai trò quan trọng đối với sự hình thành vũ trụ.
“Quá trình nguội nhanh là bằng chứng đầu tiên và trực tiếp cho thấy lõi của các sao neutron được tạo nên bởi siêu chất lỏng và vật liệu siêu dẫn điện”, Peter Shternin, một nhà nghiên cứu của Viện Ioffe tại Nga, khẳng định.
Siêu lỏng là một dạng vật chất mà trong đó vật chất có thể chuyển động hỗn độn như chất lỏng và chất khí. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là nhiệt độ tại mọi vị trí trong chất siêu lỏng đều bằng nhau. Các dạng vật chất mà con người đã biết gồm rắn, lỏng, khí và plasma. Vì thế siêu lỏng có thể được coi là dạng vật chất thứ năm. Hiện tại giới khoa học chưa thể tạo ra trạng thái siêu lỏng trong các phòng thí nghiệm.
Bí ẩn ‘ngôi sao ma’ đe dọa Trái đất
Theo tính toán của nhà thiên văn Bred Carter, trường Đại học Queensland (Australia), ngôi sao Betelgeuse, trong chòm sao Lạp hộ (Orion), cách Trái đất 640 năm ánh sáng có thể “nổi giận” và đe dọa Trái đất bất cứ lúc nào.
Theo Pravda, sao Betelgeuse (xưa kia các nhà thiên văn Trung Quốc gọi là sao Sâm) thuộc loại sao khổng lồ đỏ (thậm chí có thể gọi là siêu khổng lồ vì khối lượng của nó bằng 20 lần khồi lượng Mặt trời. Kích thước của nó cực lớn, bé lắm thì bằng quỹ đao sao Hoả, còn lớn nhất sẽ bằng quỹ đạo của sao Mộc (Jupiter). Người ta gọi Betelgeuse là Siêu tân tinh, nghĩa là khi phát sáng, nó sẽ tiến hoá, và kết thúc bằng một vụ nổ.
Tháng 2 năm ngoài, các nhà khoa học đã nhận thấy, ngôi sao này bắt đầu tắt. Sau 17 năm khối lượng của nó giảm 15%. Ngoài ra sao Betelgeuse còn thay đổi hình dạng, đang phun mạnh các chất cấu tạo nên nó ra xung quanh. Điều đó chứng tỏ rằng chu kỳ tồn tại của nó đang kết thúc.
Xuất phát từ đó nhiều nhà khoa học cho rằng, tuổi của Betelguese xấp xỉ 10 triệu năm (nghĩa là còn trẻ) và hiện nó đang ở giai đoạn cháy cacbon.
Theo ông Carter, hoàn toàn không loại trừ là trong năm 2011 hoặc 2012, nó sẽ nổ, tạo ra một luồng bức xạ ánh sáng và điện từ trường rất mạnh hướng tới Trái đất.
Ngôi sao này sáng không kém Mặt trăng, có thể sánh ngang Mặt trời và nhìn thấy cả vào ban ngày.
Sự nổ của Betelgeuse sẽ tạo ra một hiện tượng vũ trụ kéo dài chừng 6 tuần. Sau khi nổ 2-3 tuần đầu ngôi sao bắt đầu tắt, và sau vài năm, từ Trái đất chỉ còn thấy nó như một đám sương mờ. “Người đẹp” Betelgueuse chỉ còn là một sao Lùn trắng oxi-neon.
Nhưng không vì thế mà Trái đất sẽ tốt lên. Một số nhà khoa học cho rằng, dưới tác động của luồng ánh sáng và điện từ mạnh do vụ nổ siêu tân tinh, các thiết bị điện tử, trong đó có hệ thống các vệ tinh và các lò phản ứng hạt nhân sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nói chung những gì xảy ra trên vũ trụ cũng gây ra sự cộng hưởng trên Trái đất.
Sau khi những tin tức về thảm họa vũ trụ này lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó đã gây xôn xao và hoang mang ở khắp mọi nơi. Chính ngôi sao Betelgeuse mà đã từ lâu, các nhà chiêm tinh học huyền bí đã gán cho những sức mạnh của ma quỷ. Cái tên Betelgeuse, xuất phát từ tiếng A rập có nghĩa là “Ngôi nhà của kẻ sinh đôi” và gắn liền với nhiều truyền thuyết không hay. Nhiều người còn gọi nó là Ngôi sao ma.
Tuy nhiên, giáo sư Học viện công nghệ New Jersey (Hoa Kỳ) là Philipp Good cải chính rằng những thông tin về vụ nổ chỉ là giả định, thuộc tương lai. Nhiều nhà khoa học cũng lên tiếng rằng chưa có những lý do để lo lắng hay sợ hãi. “Vụ nổ của siêu tân tinh thường quá xa, không đủ sức để gây ra trên Trái đất ảnh hưởng nào đàng kể”. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng, sóng của những hạt tích điện từ ngôi sao nổ phải vài trăm năm sau mới đến được hành tinh của chúng ta dưới dạng những tia ion hoá liều lượng thấp nên chẳng nguy hại gì đối với con người.
Lần gần đây nhất mà con người quan sát thấy vụ nổ của một siêu tân tinh là vào tháng bảy năm 1054. Trong lịch sử thiên văn của Trung Quốc đã từng ghi chép về sự kiện này. Những vị khách xuất hiện từ vụ nổ vượt qua sao Kim có ánh sáng chói hơn cả Mặt trời và Mặt trăng, nhìn thấy được vào cả ban ngày. Vài tháng sau vụ nổ còn thấy được bằng mắt thường, sau đó tắt dần.
Từ năm 1054 Thiên hà của chúng ta còn chứng kiến 2 vụ nổ nữa, một vào năm 1572, do nhà thiên văn Đan Mạch Thilo Brag ghi lại và một vào năm 1604 do nhà thiên văn Johann Kepler quan sát thấy. Các nhà vật lý thiên văn khẳng định, chúng ta chỉ phát hiện ramột vụ nổcủa siêu tân tinh một thời gian sau đó khi chúng đã tắt, vì chúng chịu tác dụng tương hỗ trong không gian giữa các ngôi sao.
Tuy nhiên, trên website “Siêu tân tinh Betelgeuse” của các nhà thiên văn nghiệp dư, khi đánh dấu trả lời các phương án, ngôi sao này có nổ: “a: trong năm nay”, “b: trong 10 năm tới”, “c: trong 100 năm tới” và “d: có ngạc nhiên không” thì họ thường trả lời “không ngạc nhiên” và lạ nhất là đa số chọn phương án “a: trong năm nay”.
Có thể vượt qua tốc độ ánh sáng?
Nếu như người ngoài hành tinh thực sự tồn tại thì trong tình hình hiện tại việc liên lạc với họ cũng đang gặp phải muôn vàn khó khăn. Không khả quan nhất chính là vấn đề tốc độ. Những năm gần đây các nhà khoa học đang không ngừng nỗ lực một tốc độ siêu tưởng, vượt qua tốc độ ánh sáng (faster-than-light (FTL). So với FTL thì tốc độ của những con tàu vũ trụ hiện tại quá chậm chạp.
Từ đầu thế kỷ XX, lý luận của nhân loại vẫn bị khống chế bởi giới hạn tốc độ ánh sáng. Nhưng ngay cả khi chúng ta đạt được tốc độ này thì muốn đến được chòm sao Alpha Centauri, chòm sao ở gần chúng ta nhất cũng phải mất 10 năm. Đó là chưa kể đến những giới hạn về năng lượng của những con tàu vũ trụ. Chính vì vậy, một điều chắc chắn là phải vượt qua được tốc độ ánh sáng thì mới có thể thực hiện được những cuộc hành trình này.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã thực hiện rất nhiều những thực nghiệm liên quan. Chẳng hạn như thực nghiệm của Lijun Wang, thuộc đại học Princeton thực hiện năm 2000 và một nhà nghiên cứu người Đức thực hiện vào năm 2007 đã thu được những tiến triển nhất định.
Ban đầu, các nhà khoa học tin rằng, không có bất cứ vật chất hoặc thông tin nào có thể vượt qua được tốc độ ánh sáng, tuy nhiên xung ánh sáng (pulse of light) lại có thể làm được. Trong môi trường chân không, các xung ánh sáng có thể đạt đến tốc độ khó tin ở những vị trí khác nhau. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn chưa thể giúp ích gì cho những cuộc hành trình vũ trụ của chúng ta. Thực nghiệm năm 2007 cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Gerald Cleaver, giáo sư vật lý của trường Đại học Baylor cho rằng trong hiện tượng “vướng mắc lượng tử” (Quantum entanglement), tốc độ truyền thông tin dường như nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Trong hai thực nghiệm thực hiện năm 2007 và 2008, tốc độc của “vướng mắc lượng tử” vượt qua tốc độ ánh sáng 10 nghìn lần.
Những thực nghiệm FTL trong tương lai có thể thực hiện trong không gian đa chiều, song cho đến hiện tại chúng ta vẫn chưa thể lý giải triệt để những hiện tượng này. Marc Millis, người phụ trách Chương trình thúc đẩy đột phá vật lý của NASA đang nỗ lực nghiên cứu những cuộc du hành giữa các vì sao. Ông nói: “Chắc chắn vẫn còn những lĩnh vực của vật lý mà chúng ta chưa khám phá hết”. Marc cũng cho rằng, vật chất tối và năng lượng tối có thể là hướng tìm kiếm khả quan trong tương lai.
Có thể phát hiện một vũ trụ khác?
Dù chúng ta có thể giải đáp tất cả những câu hỏi liên quan tới bản thân chúng ta cũng như Trái đất hay vũ trụ thì vẫn còn một câu hỏi lớn đang chờ đón loài người. Đó chính là ngoài vũ trụ của chúng ta liệu có còn một vũ trụ nào khác nữa hay không?
Có nhà khoa học đã căn cứ trên những đặc trưng của các định luật vật lý đưa ra lý thuyết về vũ trụ đối đẳng. Lý luận về vũ trụ đa nguyên như vậy là kết quả tất yếu của sự phát triển cơ học lượng tử. Các nhà khoa học cho rằng, những vụ trụ khác có thể để lại những dấu vết nào đó trước khi vũ trụ của chúng ta hình thành.
Roger Penrose, thuộc Đại học Oxford và Vahe Gurzadyan, thuộc Học viện Vật lý Yerevan đã phát hiện ra những vòng tròn đồng tâm trong bức xạ nền vi sóng vũ trụ. Những vòng tròn đồng tâm này có thể là chứng cứ của những vụ nổ hoặc tái sinh nhiều lần của vũ trụ. Tuy nhiên, nhiệt độ ở trung tâm của vòng tròn này thấp hơn nhiệt độ trung bình.
Mặc dù nhiều nhóm nghiên cứu cũng chứng minh kết cấu này, tuy nhiên kết luận của nhóm Penrose về những vòng tròn đồng tâm sinh ra do vũ trụ tái sinh vẫn gây ra tranh luận.
Trong 10 năm vừa qua, còn có một số nhà khoa học học thông qua bức xạ nền vi sóng vũ trụ phát hiện ra những chứng cứ tương tự. Vì thế, họ cho rằng, có thể có những vũ trụ bên ngoài đã va chạm với vũ trụ của chúng ta và để lại những “vết sẹo” đó.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn những nhận xét đóng góp chân tình