Tình yêu 'lồng ấp' của cha mẹ Việt

Nhiều người không khỏi "thấy buồn và thấy thương" khi nhìn cậu học sinh này ngồi yên để phụ huynh đẩy, trong bức ảnh của một facebooker chụp chiều tối ngày 15/9 khi Sài Gòn mưa lớn. Bức hình nhận được hàng trăm lượt like, bình luận và chia sẻ trên nhiều trang mạng.
Người đồng cảm cho rằng đó là hành động bình thường của cha mẹ vì ai cũng thương con. Người thì băn khoăn, cha mẹ đã lo lắng và nuông chiều con thái quá, tạo điều kiện cho con không biết làm gì và bất hiếu.
 
nguoi-me-a-5743-1442485067.jpg
Cậu con lớn tướng ngồi yên trên xe cho phụ huynh gồng mình dắt qua vùng nước lội - Ảnh: Quy Coc Tu.
Nickname Hoài Phương trên một diễn đàn nhận xét: "Có nhiều gia đình do nuôi con quá kỹ, sợ cái này, sợ cái kia nên lúc nào cũng kè kè bên con. Cũng vì thế mà nhiều bạn bị hội chứng công tử bột, không thể tự làm gì hết, không biết chạy xe vì mẹ lo con chạy xe ngoài đường nguy hiểm nên không cho, không biết chủ động làm việc gì hết, có thể gọi là khờ. Mình có đứa bạn học xong phổ thông không biết chạy xe, không dám tự một mình qua đường, không phải vì nó bệnh gì hết, nó cao to và học rất giỏi là khác nhưng nó lại thiếu kinh nghiệm sống khi ra đời vì gia đình quá khắt khe, bao bọc con quá kỹ".
Thường xuyên có các cuộc khảo sát nghiên cứu cũng như tư vấn các vấn đề gia đình và nuôi dạy con, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Lan Hải (cố vấn chuyên môn của Hội quán các bà mẹ) nhận xét rằng: "Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" vì cha mẹ quá bao bọc con. Không chỉ bao bọc khi con còn nhỏ, mà khi con đã trưởng thành, cha mẹ vẫn can thiệp vào cuộc sống của con từ những chuyện lớn như cưới vợ gả chồng, xây nhà mua đất đến rất nhiều việc cỏn con khác như đi chơi, ăn uống hàng ngày".
Tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Tiểu học trường đại học Sư phạm Hà Nội) đưa ra nhiều ví dụ về sự bao bọc này:
Ở tuổi mầm non, cha mẹ không cho con làm bất cứ việc gì. Trong khi nhiều trẻ em nước ngoài đã tập ăn bốc từ 7, 8 tháng tuổi, một tuổi rưỡi đã tự xúc ăn thành thạo thì trẻ Việt vẫn được cha mẹ hay ông bà đút cho ăn đến 3-4 tuổi vì sợ không đút thì trẻ lười ăn, hay trẻ tự xúc thì làm bẩn, thu dọn còn mệt hơn. Nhiều cha mẹ vẫn xem tiêu chí cô có chăm đút cho con ăn không khi quyết định gửi con vào trường mầm non. 
Hình ảnh quen thuộc với trẻ tiểu học là con vung tay đi đằng trước, bố mẹ khệ nệ xách túi của mình và xách cặp cho con. Nhiều cha mẹ cầm cặp hộ con vì sợ cặp nặng, nhưng thực ra, trẻ em tiểu học Đức vẫn tự xách cặp dù cặp của bọn nhỏ khi chưa có sách cũng nặng 5 kg, với đầy đủ hộp cơm trưa, chai nước, áo mưa.
Khi con học cấp hai, hình ảnh những đứa trẻ đã cao to hơn cả bố mẹ ngồi sau xe để mẹ đèo là một minh chứng rõ cho sự bao bọc con của người Việt. Trong những ngày mưa, những cô cậu học sinh cấp 2 nặng 50 ký vẫn ngồi yên trên xe để bố, mẹ dắt bộ đẩy xe một mình trong nước không phải là quá hiếm.
Cấp ba, con đi thi, bố mẹ lo làm giấy tờ thủ tục cho con từ A đến Z. Ngày con thi, không chỉ đưa đón con, bố mẹ còn lo từng cái bút, tờ giấy, con sai số báo danh cũng gọi điện nhờ bố mẹ can thiệp.
xettuyen-4605-1442480222.jpg
Những hình ảnh cha mẹ song hành cùng con trong các buổi xét tuyển đại học năm nay thế này không phải là hiếm. Ảnh: VnExpress.
Khi con vào đại học, đã qua 18 tuổi nhưng bố mẹ vẫn thấy con chưa lớn. Tiến sĩ Vũ Thu Hương vẫn còn nhớ trường hợp một sinh viên năm ba của mình nằng nặc xin không được đi thực tế tại Sapa hai ngày vì “mẹ không cho đi”. Sau đó, vị phụ huynh này còn đến tận lớp, nhất định xin cho con ở nhà dù con sức khỏe bình thường, lực học giỏi. Cuối cùng, khoa phải đồng ý để sinh viên này làm bài tập lớn bù cho chuyến đi.
Khi con đi làm đã tự nuôi sống được mình, nhiều bố mẹ vẫn đích thân trực tiếp xin sếp cho con những việc nhỏ xíu như nghỉ phép.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương cho rằng, thực ra, tâm lý bọn trẻ không thích được cha mẹ bao bọc kỹ quá. Trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi được bố mẹ tin tưởng và giao trách nhiệm cho mình. Bà cho rằng bao bọc là thương con nhưng cũng là một biểu hiện của sự thiếu tin tưởng vào con. Cha mẹ bao bọc quá dễ dẫn con đến tâm lý ỷ lại người khác và sẽ khiến con gặp khó khăn khi ra đời. Những đứa trẻ được bao bọc, sau này nếu sang địa phận khác (tỉnh khác, nước khác), ở nhờ nhà họ hàng thường dễ gặp vấn đề với chủ nhà. Khi phải đi làm kiếm tiền, chúng sẽ luôn thấy mình vất vả, giống như đang bị sếp hành hạ. Bao bọc con quá chính là cha mẹ đã làm hạn chế khả năng vượt khó và vươn lên của con.
Mọi người vẫn hay nói: “Con cái luôn luôn bé trong mắt bố mẹ”, tiến sĩ giáo dục cho rằng, như thế là bố mẹ sai rồi. Lúc con mới sinh, có thể con yếu ớt, chưa biết làm gì, muốn gì cũng chỉ khóc. Tuy nhiên, con trẻ đã lớn rất nhanh, suy nghĩ của cha mẹ đã không theo kịp sự phát triển của con.
Có một câu chuyện buồn mà bà Hương vẫn còn nhớ. Một cậu học sinh cấp hai vốn được mẹ chăm bẵm, lo cho mọi thứ. Khi mẹ ốm, thay vì thương mẹ, cậu ta hậm hực, tại sao mẹ lại ốm để không ai nấu cơm cho mình. Sự bao bọc của mẹ đã vô tình khiến đứa trẻ ích kỷ và không trưởng thành trong suy nghĩ, tình cảm.
Kim Kim

Căn bệnh tưởng như giả vờ của người công nhân

Một triệu chứng bệnh lần đầu được biết 

Nam bệnh nhân nằm trên băng ca tỉnh táo thoải mái nói chuyện với đồng nghiệp, trong khi mới vài phút trước kíp bác sĩ trực cấp cứu được cảnh báo ca bệnh nan giải. 
Trước đó không lâu, bệnh nhân đang làm việc thì đột nhiên đau đầu trán rồi như người mù không nhìn thấy không hay biết gì cả trong vòng một phút, cảm giác tê rần nửa người bên trái. Nhìn đồng nghiệp bỗng dưng sững sờ như chết đứng, các công nhân lo lắng đưa ông vào Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước cấp cứu. Vào đến viện, bệnh nhân trở lại bình thường như chưa có gì bất thường xảy ra.
Kết quả thăm khám bác sĩ không phát hiện dấu hiệu lạ, các xét nghiệm đều cho thấy trong giới hạn cho phép, chụp MRI sọ não cũng bình thường. Bác sĩ trực cấp cứu chẩn đoán bệnh nhân bị hội chứng Hysteria, tức rối loạn phân lý. Ghi bệnh án xong, bác sĩ trực cấp cứu vẫn không an tâm nên phải mời bác sĩ thần kinh Nguyễn Quang Vy từ khoa thần kinh đến kiểm tra tình trạng bệnh nhân.   
Đến khoa cấp cứu, bác sĩ Vy thoáng chút ngạc nhiên khi thấy nam bệnh nhân nằm trên băng ca nói chuyện tỉnh táo với hai người công nhân mặc đồng phục cùng công ty. Thăm khám thêm vẫn không thấy bệnh nhân có động thái khác lạ khiến thầy thuốc càng không thể vội vàng đưa ra chẩn đoán. Bác sĩ Vy lân la dò hỏi tiền sử, thì ra đây không phải lần đầu mà là lần thứ ha bệnh nhân gặp tình huống tương tự. Lần gần đây nhất cách đây 7 ngày, lần đầu tiên cách đây 4-5 tháng.  
Bệnh nhân không có ảo giác, ảo thanh, cuộc sống tạm hài lòng, không có điều gì phải băn khoăn, kiểm tra sức khỏe định kỳ thì không phát hiện bệnh gì. "Vì vậy không phải Hysteria như bác sĩ cấp cứu nghĩ. Cũng không phải cơn thoáng thiếu máu não vì không thấy yếu tố nguy cơ, loại trừ luôn tình trạng loạn thần", bác sĩ Vy phân tích tỉ mỉ để loại trừ dần các khả năng bệnh. 
Ông đi đến kết luận: “Bệnh nhân bị động kinh cảm giác, vì đã 3 lần diễn biến hoàn toàn giống nhau với triệu chứng đau đầu vùng trán và mù đột ngột, mất ý thức từng cơn khoảng gần một phút, sau cơn có dấu hiệu định vị thần kinh với triệu chứng tê nửa người bên trái".
Thông thường hệ thần kinh được chia thành hệ vận động và hệ cảm giác. Bệnh nhân gặp cơn động kinh ở hệ vận động với các biểu hiện rõ ràng thì bác sĩ sẽ dễ dàng nhận biết. Trường hợp bệnh nhân động kinh cảm giác sẽ khó nhận biết, đặc biệt khi đã qua cơn nên ngay cả bác sĩ dạn dày kinh nghiệm cũng có thể bỏ sót dấu hiệu. Thông thường, để chẩn đoán bệnh này, bác sĩ chỉ định đo điện não để bắt được sóng động kinh, tốt nhất là ngay trong cơn. 
Bệnh nhân động kinh phải uống thuốc liên tục một tháng hoặc 3 tháng hay một năm, nếu vẫn còn lên cơn thì phải uống thuốc suốt đời. Một khi không kiểm soát tốt động kinh từ đầu, sau này các cơn sẽ dồn dập hơn. Nếu không điều trị, rủi ro bệnh nhân lên cơn khi đang đứng máy, chạy xe... thì hậu quả sẽ khó lường.
Giải thích cặn kẽ những nguy cơ này cho bệnh nhân, người nhà và những người làm chung công ty, bác sĩ Vy dặn dò những việc cần phòng tránh và can thiệp khi xuất hiện cơn động kinh. "Chỉ sợ bệnh nhân vì cảm nhận cơ thể bình thường mà phải uống thuốc hàng tháng nên sẽ tự ý bỏ dở điều trị", vị bác sĩ với 25 năm chuyên khoa thần kinh thầm lo khi dõi mắt nhìn bệnh nhân ra về.
Lê Phương

Khái niệm kỹ năng sống đang bị hiểu sai

"Định nghĩa kỹ năng sống được hiểu thiên lệch dễ dẫn đến việc kết luận những phẩm chất đạo đức như: lòng dũng cảm, sự can trường… là kỹ năng sống, trong khi đây là các thái độ hành vi", TS Vũ Thu Hương nhận xét.

TS-Vu-Thu-Huong-3422-1440565914.jpg
TS Vũ Thu Hương.
Những ngày qua, dư luận xôn xao về nội dung cuốn sách kỹ năng sống dạy trẻ vượt qua sợ hãi bằng cách đi trên thảm thủy tinh. Có người cho rằng điều đó bình thường vì giúp trẻ sống thực, không còn bỡ ngỡ khi gặp khó khăn. Nhưng rất nhiều người bàng hoàng vì học như vậy quá nguy hiểm.
Thực tế hiện nay nội dung sách kỹ năng sống không thống nhất, mỗi tác giả có quan niệm khác nhau. TS Phan Quốc Việt cho rằng kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, học tập, làm việc đồng đội, lắng nghe… Còn theo thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn, kỹ năng sống là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Kỹ năng bao gồm 3 loại: Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng xã hội và kỹ năng làm việc. Nếu xét theo liên đới chuyên môn thì có kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng hỗn hợp.
Các giáo trình kỹ năng sống được xuất bản theo quan niệm của mỗi tác giả. Nếu phụ huynh có thời gian chạy vòng qua các hiệu sách sẽ dễ dàng tìm được rất nhiều cuốn với những tên hấp dẫn từ dạy phát triển tư duy, trí thông minh, trí sáng tạo đến các kỹ năng xã hội, tính kiên trì, lòng dũng cảm... Nhưng khi đọc thì có không ít cuốn nội dung và hình thức trình bày bên trong không ăn nhập với nhau. Từ cách hiểu khác nhau, việc đào tạokỹ năng sống đã bị hiểu sai. Nhiều nhà giáo dục đào tạo đã đưa nội dung đó vào trong cuộc sống và chuyển hóa thành bài giảng hoặc chương trình huấn luyện và đào tạo cho trẻ em.
Hiện có không ít tác giả hiểu trẻ em là người lớn thu nhỏ nên đã đem khái niệm của người lớn về đánh giá và áp dụng dạy dỗ trẻ nhỏ. Việc này dẫn đến tình trạng sách kỹ năng sống được xuất bản cho trẻ nhưng nội dung không phù hợp. Đơn cử, có không ít tác giả hiểu nhầm thái độ hành vi là kỹ năng. Định nghĩa kỹ năng sống được hiểu thiên lệch dễ dẫn đến việc kết luận những phẩm chất đạo đức như: lòng dũng cảm, sự can trường… cũng được coi là kỹ năng sống. Thực chất đây là các thái độ hành vi chứ không phải là kỹ năng. Việc hiểu sai đã phần nào dẫn đến tình trạng lộn xộn trong việc phát hành sách kỹ năng sống.
Ngoài ra, do việc kiểm duyệt sách có phần chưa chặt chẽ, không ít ấn phẩm gây xôn xao dư luận khi không phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng hoặc có bài tập, yêu cầu chưa thực sự hợp lý và khả thi. Cũng có không ít bài tập có tính ứng dụng vô cùng kém và chẳng có giá trị gì cho trẻ trong cuộc sống sau này. 
Vậy học kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Đó là những kỹ năng mà trẻ nhỏ thực sự cần nếu chúng muốn là một con người, muốn sống tốt và sống an lành trong môi trường của chúng. Kỹ năng sống chính là những thói quen hợp lý, cần thiết để xử lý trong tình huống cụ thể. Những tình huống này phải có thật và có nhiều khả năng xảy ra trong thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai. Ứng xử phù hợp trong những tình huống này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm hoặc xử lý vấn đề hiệu quả, hợp lý.
Kỹ năng sống thực sự sẽ bao gồm
Kỹ năng thoát hiểm: Trong tai nạn hay tình huống nguy hiểm xảy ra, nếu giỏi văn, giỏi toán mà không biết cách thoát hiểm thì cái giỏi kia trở nên công cốc. Lúc bấy giờ, việc cần làm là phải biết cách thoát ra khỏi nơi nguy hiểm một cách an toàn và hiệu quả. Những kỹ năng này bao gồm: thoát khỏi hỏa hoạn, ngập lụt, động đất, tai nạn thương tích, xâm hại hay bắt cóc. Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng mà khi đối mặt với hiểm nguy ta mới thấy việc hiểu biết về nó thật sự là tài sản quý giá nhất trong kho tàng hiểu biết của mỗi cá nhân.
 Kỹ năng ứng phó, ứng biến: Nhiều tình huống không phải là nguy hiểm nhưng tiềm tàng mối hiểm nguy, nếu biết cách ứng xử phù hợp thì thiệt hại sẽ là nhỏ nhất. Ví dụ, có người lạ rủ đi ăn. Ăn xong, trúng thuốc mê và tỉnh dậy thì đã bị bắt cóc hay xâm hại. Việc biết trước có nguy cơ đó là để chúng ta tránh không ăn uống những thứ người lạ đưa cho. Đây chính là kỹ năng ứng phó, ứng biến.
Kỹ năng sử dụng các vật dụng (mọi vật dụng và đặc biệt là vật dụng nguy hiểm): Những vật dụng này có khả năng gây sát thương nhưng lại không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta như: Dao, kéo, kim, búa, đinh, điện... Sử dụng những vật dụng này một cách an toàn là đích mà ai cũng muốn học. Các cha mẹ cũng nhiều lần bị thương nên biết và khéo léo trong việc sử dụng. Vậy con trẻ thì sao? Đó chính là lý do cha mẹ cần dạy con về kỹ năng này.
Kỹ năng khám phá cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả: Một cháu bé xem máy tính rất "cao thủ", thông tin gì cũng biết nhưng không biết các nguyên tắc nghiên cứu an toàn. Dĩ nhiên, nguy cơ tai nạn sẽ là rất cao. Nếu vậy thì làm sao bé tìm hiểu được khoa học. Biết cách tìm hiểu và khám phá một cách an toàn, hiệu quả là việc phải học ngay. Chỉ có tự khám phá mới nâng cao liên tục những hiểu biết trong trí não trẻ.
Kỹ năng quản lý thời gian, tiền bạc: Trong cuộc sống, kiếm tiền thật sự rất khó khăn. Vì thế, tiêu pha tiền bạc làm sao cho hiệu quả mà vẫn tiết kiệm là bài toán mà ngay cả người lớn cũng gặp khó. Nếu được học cách tính toán để chi tiêu hợp lý, chắc chắn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Nhiều bạn trẻ bây giờ gặp khó khăn khi thời gian trôi qua hoang phí vì hiệu suất học hành và lao động không cao. Để sắp xếp cuộc sống ổn thỏa chắc chắn trẻ cần những kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. 
Kỹ năng xác định phương hướng, đường đi: Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta di chuyển trên đường với các phương tiện giao thông chiếm rất nhiều thời gian. Xác định phương hướng chính xác, nhanh chóng tìm được đường đi là một kỹ năng hiệu quả vừa để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, vừa giúp chúng ta hình dung công việc dễ dàng hơn.
Kỹ năng thể hiện và thuyết phục người khác: Đây là kỹ năng giao tiếp, trình bày một vấn đề nào đó. Kỹ năng này thực ra rất dễ thực hiện nếu như ta đã có toàn bộ những kỹ năng ở trên. Bởi khi trong đầu chúng ta là một biển kiến thức và kinh nghiệm sống, việc tham gia vào một cuộc đàm đạo sẽ không khiến ta quá lo âu và lúng túng. Vì vậy, giờ chỉ có học cách nói năng cho lưu loát và tự tin là xong.
Hy sinh bản thân vì tập thể: Đôi khi trong cuộc sống, hy sinh cái tôi của chính mình sẽ đem lại lợi ích to lớn cho tập thể và cộng đồng. Nếu trẻ nhỏ hiểu được điều này, không những trẻ đóng góp được nhiều công sức cho đất nước mà còn giúp xác định được lý tưởng sống và xây dựng khát vọng sống.
Từ phân tích trên, chúng ta thấy rằng, sách dạy kỹ năng sống phải giúp trẻ có những kỹ năng để giải quyết các vấn đề có thật trong cuộc sống. Những mẩu chuyện minh họa, định hướng cho trẻ cũng phải gần gũi và dễ xảy ra trong đời thực. Nên chăng, việc kiểm duyệt sách kỹ năng sống cần phải được tiến hành nghiêm túc hơn.
TS Vũ Thu Hương
Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội

Người giỏi và bọn... dở hơi khác nhau thế nào?

Dưới đây là những điểm khác biệt cơ bản trong cuộc sống và công việc của người thành công (người giỏi) và kẻ thất bại (bọn dở hơi). 
Người giỏi biến công việc nhàm chán thành tác phẩm, sau đó thưởng thức chúng. Bọn dở hơi biến tác phẩm thành công việc sau đó cặm cụi làm.

Người giỏi đi trễ nhưng sẵn sàng giải quyết và hoàn thành công việc bất kể giờ giấc nào, bất kể giá nào. Bọn dở hơi đi rất đúng giờ nhưng lãng công.

Người giỏi quản lí trên thành quả. Bọn dở hơi điểm danh.

Người giỏi giao việc và tin tưởng, bọn dở hơi liên tục để ý rình mò nhưng không có phát kiến.

Người giỏi đánh giá thành công và thất bại. Bọn dở hơi bói móc và truyền cảm hứng lo sợ.

Người giỏi biết tưởng thưởng người khác và lơ đi lỗi lầm của kẻ khác. Bọn dở hơi bới móc ra lỗi và liên tục cướp công.

Người giỏi nhân hậu trong mọi công việc. Bọn dở hơi tàn nhẫn trong mọi mối quan hệ.

Người giỏi im lặng. Bọn dở hơi nguyền rủa.

Người giỏi trung thực, trung dung. Bọn dở hơi nịnh nọt, xu thời.

Người giỏi nói ra ý của mình. Bọn dở hơi nói ý của lãnh đạo, hoặc mượn lãnh đạo để nói ý của mình.

Khi một lãnh đạo ra đi. Người giỏi tưởng nhớ. Bọn dở hơi chửi rủa.

Người giỏi nhìn về khó khăn của tương lai và khắc phục nó. Bọn dở hơi nhìn vào thành công quá khứ, và liên tục nhai lại.

Người giỏi tĩnh lặng. Bọn dở hơi chạy lăng xăng.

Người giỏi có vẻ biết rất ít nhưng biết chắc. Bọn dở hơi cái gì cũng có vẻ biết.

Người giỏi sử dụng người giỏi hơn mình và biết cách dùng. Bọn dở hơi luôn muốn sử dụng người dở hơn hắn và trù dập.

Người giỏi tin vào mình. Bọn dở hơi muốn người khác tôn vinh.

Khi cho một tí quyền hành. Người giỏi tìm giải pháp. Bọn dở hơi tìm vây cánh và triệt tiêu sự phát triển.

Người giỏi đề cao sáng tạo. Bọn dở hơi đề cao sự làm lụng.

Người giỏi biến một công nhân thành nghệ sĩ. Bọn dở hơi cố biến một nghệ sĩ thành công nhân.

Người giỏi yêu cuộc sống. Bọn dở hơi hoang mang và cố chiếm đoạt cuộc sống của người khác.

Người giỏi nhìn vào chính mình. Bọn dở hơi rình mò người khác và bới móc.

Người giỏi biến việc lớn thành việc nhỏ. Bọn dở hơi thổi phồng việc nhỏ thành việc lớn.

Tóm lại, người giỏi nên quên đi bọn bọn dở hơi. Bọn dở hơi thì chỉ nên sống với bọn dở hơi. Đây là kinh nghiệm làm việc với người giỏi và bọn dở hơi của riêng tớ.

Nguyễn Ngọc ThuầnPháp luật Online

11 lý do khiến người thông minh thất bại trong cuộc sống


Một vài người thông minh không hề nhận ra rằng, trí óc chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc đạt được thành công, nhưng mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh còn quan trọng hơn thế. Họ không bao giờ cải thiện các kỹ năng xã hội, học cách tạo mối quan hệ, ngược lại họ thường không thích những ai vượt trội hơn họ.

Họ dành nhiều thời gian để suy nghĩ nhưng không dành thời gian để thực hiện
Bời vì việc tư duy quá dễ dàng đối với những người thông minh, việc thực hiện lại trở thành một vấn đề khó khăn. Những người thông minh thường gặp những tình huống như thế, việc lên kế hoạch hay nghiên cứu họ làm rất tốt nhưng để hoàn thành 100% công việc thì không phải ai cũng làm được.
Đi theo lối mòn
Những sinh viên giỏi trong top của trường đại học sau khi ra trường đều làm trong những ngành giống nhau như: Công nghiệp, tài chính, tư vấn... và rất ít người theo đuổi đam mê.
Là một ông chủ doanh nghiệp rất thành công ở New York (Mỹ), Lee Semel cho rằng: “Rất nhiều người thông minh đều chỉ là những người đi sau, họ không phải là người tiên phong bởi vì họ đã dành quá nhiều thời gian cho việc học và đạt thành tựu. Vì lẽ đó họ không bao giờ tìm ra được sở thích của họ là gì, và không bao giờ thử làm điều gì đó đặc biệt.”
Họ không mạo hiểm
Rất nhiều người thông minh chọn phương án làm một công việc lương cao cho một công ty của một người chủ thông minh. Điều này nói lên rằng, họ sợ mạo hiểm, họ không cởi mở và không dám thử những điều mới, không dám thử những việc họ không giỏi, họ sợ mất cái mác "thông minh" trước những người xung quanh.
Họ ngừng cố gắng
Người có trí thông minh thường lười biếng. Những người thông minh này lại không tập trung vào phát triển khả năng tự nhiên của mình. Thay vì đó, những người không có nhiều tài, họ lại dành thời gian cho việc thực hành, điều này khiến họ gặt hát được thành công dễ dàng hơn.
Họ đánh giá thấp các kỹ năng trong xã hội
Một vài người thông minh không hề nhận ra rằng, trí óc chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc đạt được thành công, nhưng mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh còn quan trọng hơn thế. Họ không bao giờ cải thiện các kỹ năng xã hội, học cách tạo mối quan hệ, ngược lại họ thường không thích những ai vượt trội hơn họ.
Họ không nhận ra những thành kiến về nhận thức
Nhà tư vấn về nhận thức Danita Crouse cho biết, sau một thời gian nghiên cứu, chị nhận ra rằng, những người cực kì thông minh thường hay bảo thủ.
Giáo sư Keith Stanovich ở trường đại học Toronto cho biết, so với những người nghĩ ít thì những người thông minh này thường không sẵn sàng tiếp thu những ý kiến mới.
Đặt cái tôi lên cao
Rất nhiều người thông minh không kết hợp tốt giữa cái tôi và sự logic, đó là lý do họ thường đặt ý kiến họ cho là đúng lên trên tất cả mọi người. Sẽ rất nguy hiểm nếu họ cứ khăng khăng điều mình nói là đúng, và họ sẽ rất ngượng ngùng khi nhận ra mình sai.
Họ coi việc học và trí thông minh là như nhau
Nhà xã hội học Liz pullen cho biết, rất nhiều người cho rằng, trình độ học vấn phản ánh trí thông minh. Trong rất nhiều trường hợp, những người học giỏi đạt được thành công, tuy nhiên, có hàng ngàn câu chuyện liên quan đến những tý phú còn chưa đỗ đại học.
Họ hay đánh giá thấp
Việc tự tin là rất quan trọng trong việc thành công nhưng ranh giới giữa tự tin và tự cao, tự đại khá mỏng manh. Một chủ doanh nghiệp có tên là Tim Romero (Mỹ) cho biết: “Tôi không biết đã gặp bao nhiêu lần những người thông minh họ từ chối nhiều khoản lợi nhuận kếch xù trong việc thương lượng. Cứ như họ nghĩ rằng, trí thông minh của họ là một lợi ích thông thể thay thế được.”
Họ bị kẹt giữa lý thuyết và thực hành
Vấn đề sẽ được gợi ra khi những người thông minh ở ví trị lãnh đạo, khi họ chỉ tập trung trên lý thuyết mà quên mất rằng phải đối mặt với người thật.
Quá tự lập
Những người thông minh rất khó phát triển được một hệ thống hỗ trợ giúp họ thành công. Nếu không có những người hay phương tiện hỗ trợ, bất kì ai cũng có thể xuống dốc không phanh khi họ gặp sự cố.
(Theo Dân Việt)

Mã lỗi máy giặt ELECTROLUX

Dịch tự động của google nên phải suy luận thêm

Bật chế độ chẩn đoán máy giặt Electrolux.
Tắt máy, bấm và giữ đồng thời 2 nút (STAR/PAUSE) và nút kế bên trái, xoay núm trọn chương trình đến vị trí thứ nhất theo chiều kim đồng hồ.
Trong vòng 2 giây, máy sẽ vào chế độ chuẩn đoán. Lúc đó ta thấy các đèn LED sáng tuần tự (chạy) trên mặt điều khiển.

Để thoát ra khỏi chế độ chuẩn đoán hãy : TẮT MÁY > MỞ MÁY >TẮT MÁY LẦN NỮA là OK
Đọc mã lỗi máy giặt Electrolux.
A. Vào xem mã lỗi: Sau khi đã vào chế độ chuẩn đoán
Quay núm vặn chương trình theo chiều kim đồng hồ đến vị trí thứ 10
Mã lỗi sau cùng (gần nhất) sẽ được hiển thị .
Để xem mã lỗi trước đó ,hãy nhấn nút bên trái của nút (STAR/PAUSE)
Để trở về mã lỗi sau cùng ,bấm nút (STAR/PAUSE)
B. Cách đọc mã lỗi.
Đối với Model có LCD: Mã lỗi hiển thị trên LCD rồi đối chiếu với bảng mã lỗi để tìm lý do hư hỏng .
Đối với Model không có LCD: Mã lỗi sẽ hiển thị qua đèn chớp trên nút (STAR/PAUSE) Đèn chớp Đỏ và Xanh (0.5 giây sáng ,0.5 giây tắt, 2.5 giây nghỉ ).
Đèn Xanh trên nút (STAR/PAUSE) hiển thị số thư 2 của mã lỗi.
Đèn Đỏ trên nút (STAR/PAUSE) hiển thị số thứ nhât của mã lỗi
Lưu ý: Chữ E tượng trưng cho (Error) có nghĩa là mã lỗi O hiển thị
Số thứ nhất trong mã lỗi là Hexa (hệ 16) nghĩa là :
10 Lần chớp đọc là A
11 lần chớp đọc là B
12 lần chớp đọc là C
13 Lần chơp đọc là D
14 lần chớp đọc là E
15 lần chớp đọc là F
Ý nghĩa mã lỗi máy giặt Electrolux
 E00: không có mã số được lưu trữ trong sản phẩm.
 E10-19: Vấn đề với hệ thống cấp nước
 1) Sản phẩm không có trong nước hoặc nước đầu vào là quá chậm. Kiểm tra vòi nước khác để chắc chắn rằng suply nước bình thường và kiểm tra xem ống cống là ở vị trí bên phải như trong hướng dẫn sử dụng.
 2) Demount các inlethose và mở vòi nước để kiểm tra áp lực nước. A 10 l. xô nên có được đầy trong khoảng 1 phút. Trong sạch bộ lọc trong ống hút bằng vòi nước và nếu có một bộ lọc trong van nước, nơi các ống hút gió được gắn vào máy giặt, nên ong lọc này được lau chùi quá .
 3) Vui lòng kiểm tra hướng dẫn sử dụng liên quan đến chụp rắc rối.
E20-29: Vấn đề với hệ thống xả nước:
1) Xả ống quá deap trong cống. Ống cống phải được tối đa 10 cm. trong cống. Vị trí của ống cống là makimum 90 cm và tối thiểu 60 cm so với buttom của máy giặt hay như cho thấy trong hướng dẫn sử dụng.
2) Bằng cách sử dụng xà phòng quá Mutch hoặc sử dụng xà phòng tạo bọt Mutch các sytem san lấp mặt bằng nước trong máy giặt có thể được bị chặn bởi bọt. Điều này có thể được giải quyết bằng cách tắt máy giặt và di chuyển các thùng lại và chuyển tiếp bằng tay 5-6 lần. Sau đó kiểm tra cống và cống sạch filter.Then chạy một rửa sôi 95 C không chứa xà phòng.
3) bơm cống bị chặn. Trong sạch bộ lọc và bơm, (khi cánh quạt có thể nhìn thấy sau khi gỡ bỏ Darin-lọc sau đó lần lượt cánh quạt với một bút chì để chắc chắn rằng nó không bị chặn. Sau đó chạy một sôi rửa 95 C không chứa xà phòng.
4) Kiểm tra ráo nước ngoài từ máy giặt
5) Nếu không có gì ở những vấn đề trên sẽ giúp sau đó bật của máy giặt fo 20-30 phút và sau đó bắt đầu một lần nữa máy giặt
E30-39: Bằng cách sử dụng xà phòng quá Mutch hoặc sử dụng xà phòng tạo bọt Mutch các sytem san lấp mặt bằng nước trong máy giặt có thể được bị chặn bởi bọt. Điều này có thể được giải quyết bằng cách tắt máy giặt và di chuyển các thùng lại và chuyển tiếp bằng tay 5-6 lần. Sau đó kiểm tra cống và cống sạch filter.Then chạy một rửa sôi 95 C không chứa xà phòng.
E40-49: Kiểm tra xem cửa được đóng lại đúng hay khóa con được kích hoạt.
E50-79: Nếu vẫn còn là một vấn đề với máy giặt sau khi xóa code.
E80-89: Lý do đang có nhiều khả năng gây ra, nếu chương trình chọn như được đặt giữa hai lựa chọn chương trình rửa và sau đó bắt đầu các máy giặt. Xoay chọn vị trí OFF và sau đó bắt đầu một chương trình rửa một lần nữa.
E90-99 Nếu vẫn còn là một vấn đề với máy giặt sau khi xóa code.
Eb0: Kiểm tra nguồn điện, điện áp là đúng quá thấp. Kiểm tra xem máy giặt được kết nối với mặt đất cung cấp điện, nếu không- đảm bảo rằng các sản phẩm được kết nối với mặt đất.
EFO hoặc EF3: Kiểm tra nếu Mutch bọt được tạo ra do sử dụng xà phòng quá Mutch. Lỗi EFO-EF3: Trong lý do phổ biến nhất:
1. Xà phòng ngăn kéo đã không được làm sạch (xin xem hướng dẫn sử dụng hướng dẫn)
 2. Quần áo đã được kính dưới và cửa sau khi tải máy giặt và cánh cửa đóng lại. Điều này sẽ gây ra rò rỉ từ cửa gasket và nước sẽ chạy xuống plateand trước vào máy giặt trên đỉnh của bảng dưới. Ngắt kết nối máy giặt từ điện suply và đặt một chiếc khăn phía sau máy giặt. Sau đó nghiêng washerso có 10-15 cm giữa sàn và bảng điều khiển thấp và giữ khoảng 30-40 giây. Sau đó đặt các máy giặt trên sàn một lần nữa và kết nối với điện suply.
 3. Kiểm tra là suply nước và cống là ok. Trong sạch bộ lọc trong inlethose bằng vòi nước và bộ lọc trong van nước đầu vào nơi ống được gắn vào máy giặt. Sau đó bắt đầu một chương trình rửa và sau đó kiểm tra là ok.
EF5: Trống không cân do lượng không phù hợp của quần áo hoặc không được phân phối tốt, bằng rất nhỏ thêm một số khăn, hoặc do quá tải loại bỏ một số, để có được một tốt Kết quả quay.
-EF2 EF1: Xem lại E20-E29.
 EH1-EH2-EH3-Eb1-EB2-EB3: xem lại E00
Xóa mã lỗi máy giặt Electrolux
Sau khi khắc phục lỗi phải xóa hết mã lỗi ,thì máy mới hoạt động bình thường trở lại .
Vào chế đọ chuẩn đoán và vặn nút xoay về vị trí số 10 (Đọc mã lỗi )
Bấm và giữ hai nút (STAR/PAUSE) và nút tùy chọn bên trái .
Giữ cho đến khi đèn LED trên nút (STAR/PAUSE) ngừng chớp (ít nhất 5 giây)
Xóa mã lỗi máy giặt Electrolux   (tài liệu khác viết không giống, cứ đăng cả 2)

Làm như sau: Hãy chắc chắn rằng trống rỗng và không có quần áo. Nếu không, vui lòng thoát và loại bỏ quần áo từ trống!
1) Kiểm tra cánh cửa được đóng lại đúng chương trình và chọn là ở vị trí OFF.
2) Đẩy Start / Pause và núm bên trái cùng một lúc và giữ chúng. Với Mặt khác bạn bật chọn một bước chiều kim đồng hồ đến vị 1 -. Sau một vài giây, đèn hiển thị và điều khiển sẽ nhấp nháy (2-3 giây)
3) Dừng đẩy knops và biến các selector 9 bước chiều kim đồng hồ đến vị trí 10. Bây giờ mã sẽ được cho thấy bắt đầu bằng chữ E.
4) Bây giờ đẩy hai nút cùng một lúc như cho thấy bên dưới và giữ chúng, xoay nút để đẩy phụ thuộc của bảng điều khiển máy giặt loại . Khi đang xóa màn hình sẽ hiển thị E00.
5) Khi mã được xóa bạn bật chọn vị trí OFF.
6) Bây giờ quay bước chọn một chiều kim đồng hồ và sau trở lại vị trí OFF. Tắt máy giặt từ nguồn cung cấp năng lượng và thực hiện theo các hướng dẫn có liên quan đến mã bạn đã viết xuống. (Xin vui lòng xem các trang tiếp theo)

Băng đá bò ngược lên bờ

Lần đầu được xem hiện tượng thiên nhiên này. Nước biển đóng băng tức thời và bò lên bờ nhanh không tưởng tượng được

Tắc ẩm


Miền bắc gọi là cây quất, quả quất, miền nam thì gọi là cây tắc, trái tắc.
Ăn nhậu, đàm phiếm người ta thích gọi là ẩm thực cho sang.
Nếu dùng cách suy diễn của trạng Quỳnh ta có thể gọi tắc ẩm là "ăn quất".
Thợ điện lạnh thì ai cũng biết đến từ tắc ẩm. Đúng là ngu dốt , cẩu thả thì ăn quất cũng đáng đời. Có nước trong hệ thống không sử lý loại bỏ, tính ăn gian cứ tương cồn cho nhiều vào. Chưa hết thời gian bảo hành lốc cháy lại bảo tại số. Cho ít cồn thì tắc nhanh hay tắc chậm, nước nhiều thì 2-3 ngày lại tắc, nước ít được vài tuần. Không khéo lại phải nạp đi nạp lại ga vài lần tốn mấy cân ga thì lỗ nặng. Cái kiểu làm ăn chụp giật, thích đánh nhanh thắng nhanh, ai ngờ tiền mất tật mang, đã mất uy tín lại bị người ta coi thường là thợ dốt. Tắc ẩm, tắc ẩm, ăn quất, ăn quất đau quá