112 Khương thượng Hà nội * ĐT: 0438538337 * * Mobile: 0912445252 * * Sửa chữa, mua bán, trao đổi máy giặt, tủ lạnh, điều hòa; vỏ, lồng máy giặt và linh kiện điện lạnh
Asperger 18-1-2016
Hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao (Asperger Syndrome/HFA) là gì?
đăng 11:10, 28 thg 7, 2013 bởi Đào Linh [ đã cập nhật 23:53, 6 thg 2, 2015 ]
Viện rối loạn thần kinh và đột quị quốc gia (National Institute of Neurological Disorders and Stroke – NINDS), một phân nhánh của Viện y tế quốc gia (National Institute of Health), định nghĩa hội chứng Asperger như sau:
Những lề thói hoặc nghi thức lặp đi lặp lại
Ngôn ngữ và lời nói kì lạ, ví dụ như nói năng trịnh trọng thái quá bằng một giọng đều đều, hoặc hiểu lời nói theo nghĩa đen,
hành vi không thích hợp về mặt xã hội và cảm xúc và thiếu khả năng tương tác với bạn bè cùng lứa,
gặp khó khăn trong giao tiếp không lời, bao gồm hạn chế trong việc sử dụng những cử chỉ điệu bộ, khả năng biểu cảm nét mặt bị hạn chế hoặc không thích hợp, hoặc hay nhìn chằm chằm một cách kì lạ, mất tự nhiên,
cử động vụng về và thiếu nhịp nhàng.
Dưới đây là lịch sử hội về hội chứng Asperger do Viện rối loạn thần kinh và đột quị quốc gia viết ra, mà chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về chứng rối loạn này và ý nghĩa của nó đối với bạn và gia đình bạn:
Năm 1944, một bác sĩ nhi khoa người Áo tên là Hans Asperger trong khi hành nghề đã quan sát 4 đứa trẻ khó khăn trong việc hòa nhập xã hội. Dù trí tuệ của chúng không có gì bất thường, nhưng chúng lại thiếu những kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, không thể hiện sự đồng cảm với bạn bè cùng trang lứa, và cơ thể rất lóng ngóng. Cách nói năng của chúng hoặc không mạch lạc hoặc quá trịnh trọng, và chúng trò chuyện toàn chỉ về một một chủ đề mà chúng đã bị cuốn hút vào đó.
Những quan sát của Asperger được xuất bản bằng tiếng Đức vẫn chưa được biết đến rộng rãi, cho mãi đến năm 1981, khi một bác sĩ người Anh tên là Lorna Wing đem xuất bản một loạt những nghiên cứu về những đứa trẻ mắc những triệu chứng tương tự nhau, mà bà gọi là hội chứng “Asperger”. Những bài viết của bà được xuất bản và phổ biến rộng rãi. Hội chứng Asperger trở thành một tình trạng và định bệnh riêng biệt và được đặc tả từ năm 1992, thời điểm nó được bổ sung vào Cẩm nang chẩn đoán của Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) phiên bản 10, Phân loại dịch bệnh toàn cầu (International Classification of Diseases (ICD-10), và vào năm 1994, nó được thêm vào phiên bản thứ 4 của Cẩm nang chẩn đoán và thống kê những rối loạn thần kinh (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-IV)), một tài liệu chẩn đoán tham khảo của Hiệp hội tâm thần Hoa Kì (American Psychiatric Association).
Những cá nhân được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ hoặc rối loạn phổ tự kỷ có khả năng nhận thức bình thường, kỹ năng ngôn ngữ không bị chậm đáng kể, là những trường hợp rất giống với những trường hợp tự kỷ chức năng cao (High Functioning Autism Spectrum Disorder (HFA)) và có những triệu chứng giống nhau và được điều trị bằng những cách can thiệp giống nhau.
Những triệu chứng của hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao là gì?
Thông thường, chỉ khi trẻ đến tuổi đi học, người ta mới có chẩn đoán hội chứng Asperger. Không như chứng tự kỷ, hội chứng Asperger nói chung chỉ được nhận ra trên cơ sở những tương tác xã hội của trẻ. Trẻ mắc hội chứng Asperger vẫn phát triển ngôn ngữ bình thường và thường có vốn từ vựng trên mức trung bình. Tuy nhiên, bạn có thể để ý khi chúng tương tác với những người khác, chúng sẽ sử dụng những kĩ năng ngôn ngữ không phù hợp hoặc rất lúng túng. Bởi những kĩ năng ngôn ngữ được phát triển bình thường nên trong những giai đoạn ban đầu, những triệu chứng của hội chứng Asperger có thể rất khó phân biệt với những vấn đề về hành vi khác như tăng động giảm tập trung chú ý (attention deficit hyperactivity disorder ADHD). Hậu quả là ban đầu có thể con bạn được chẩn đoán mắc những rối loạn như tăng động giảm tập trung chú ý, cho đến khi người ta nhận ra là vấn đề là do kỹ năng xã hội khiếm khuyết chứ không phải là thiếu khả năng tập trung.
Sau đây là danh sách những triệu chứng có thể có ở trẻ mắc hội chứng Asperger:
khả năng giao lưu với mọi người kém và không phù hợp
lời nói “máy móc” hoặc lặp đi lặp lại
giao tiếp phi ngôn ngữ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình, còn giao tiếp bằng ngôn ngữ ở mức trung bình hoặc trên trung bình
có khuynh hướng bàn luận về bản thân hơn là nói về người khác
không có khả năng hiểu những vấn đề và câu nói vốn được coi là “suy nghĩ thông thường”
không biết giao tiếp mắt hoặc đối-thoại-hai-chiều
ám ảnh bởi những chủ đề đặc dị
nói-chuyện-một-chiều
cử động và tác phong vụng về
Dấu hiệu rất rõ ràng và đặc trưng của hội chứng Asperger là bị bận tâm bởi một vấn đề cụ thể, từ những điều đơn giản như tủ lạnh hoặc thời tiết, đến những chủ đề phức tạp như tổng thống Franklin D. Roosevelt trong thời kì Đại suy thoái. Chúng trở nên chăm chú vào những đề tài này đến độ cố gắng tìm hiểu hết mức có thể từng dữ kiện và chi tiết, để rồi sau đó trở thành những chuyên gia đáng kinh ngạc. Trẻ mắc hội chứng Asperger có thể khởi đầu một cuộc nói-chuyện-một-chiều với người khác bằng cách chỉ nói về những vấn đề liên quan đến chủ đề đặc biệt ưa thích của chúng. Chúng có thể không thích thảo luận về những vấn đề khác, hoặc không thể lắng nghe và thấu hiểu những phản hồi của người khác. Con bạn có thể không nhận thấy rằng những người đối thoại với chúng đã không còn lắng nghe nữa, hoặc đã không còn thảo luận về chủ đề đó nữa.
Một triệu chứng khác của hội chứng Asperger là không có khả năng hiểu những hành động, lời nói hoặc hành vi của người khác. Những người mắc hội chứng Asperger thường không hiểu những lời nói đùa, những lời ám chỉ hoặc những hành động của người khác. Những cử chỉ hoặc biểu hiện tinh tế như mỉm cười, cau mày hoặc ra hiệu “lại đây” có thể vô nghĩa với trẻ mắc hội chứng Asperger vì chúng không nhìn thấy mối liên hệ giữa giao tiếp phi ngôn ngữ với giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ. Vì không hiểu giao tiếp phi ngôn ngữ nên thế giới con người dường như rất rối rắm và quá tải đối với chúng. Nói chung, người mắc hội chứng Asperger cảm thấy rất khó để nhìn ra những quan điểm của người khác. Tình trạng này khiến họ không thể dự đoán hoặc hiểu được những hành vi của người khác. Dù không phải đúng với mọi trường hợp, nhưng thường thì những người mắc hội chứng Asperger đều gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc của mình.
Những người mắc hội chứng Asperger thường nói năng lúng túng hoặc bất thường. Họ có thể nói rất to, giọng đều đều, hoặc nhấn giọng một cách kì lạ. Hầu như họ không thể hiểu được những tương tác xã hội, và hậu quả là họ không thể nhận ra rằng những chủ đề đang bàn luận hoặc cách nói chuyện của họ dường như không thích hợp hoặc gây phiền hà, nhất là trong những tình huống đặc biệt. Ví dụ như trẻ bình thường quen nói to khi bước vào nhà thờ mà không biết rằng mình không được nói to như vậy nữa.
Một dấu hiệu khác của hội chứng Asperger là những cử động bất thường, hoặc kĩ năng vận động bị chậm. Họ có thể đi đứng không bình thường hoặc phối hợp các thao tác rất kém. Những người này có thể rất thông minh và bộc lộ những kĩ năng ngôn ngữ thành thạo, nhưng họ lại không bắt được bóng hoặc không biết nhún nhảy trên tấm căng lò xo, bất chấp mọi cố gắng chỉ dẫn của người khác.
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả những người mắc hội chứng Asperger đều bộc lộ những triệu chứng trên, biểu hiện và mức độ từng triệu chứng của mỗi người là rất khác biệt tuy họ có cùng kết quả chẩn đoán. Tuy bộc lộ một số hoặc toàn bộ những triệu chứng trên nhưng trẻ tự kỷ cũng đồng thời sở hữu nhiều biệt tài.
Nguyên nhân của hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao?
Điều quan trọng luôn nhớ là rối loạn phổ tự kỷ không phải chỉ là một rối loạn với một nguyên nhân duy nhất. Đúng hơn là thuật ngữ đó đại diện cho một nhóm rối loạn có liên quan gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Đa phần, hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao có nguyên nhân là tập hợp các nhân tố nguy cơ về gen, có tương tác với những nguy cơ từ môi trường. Có rất nhiều gen góp phần vào hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao. Người ta cho rằng những gen này có tương tác với những yếu tố môi trường. Rất nhiều nghiên cứu đang tập trung vào việc xác định cách thức mà cả hai yếu tố về di truyền và môi trường góp phần gây ra chứng tự kỷ.
Có một số quan niệm sai lầm về những người mắc hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao. Hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao không phải là do cách nuôi dạy, do cha mẹ không quan tâm, hoặc những vấn đề cảm xúc mà trẻ đã trải qua trước đó. Hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao là một loại rối loạn sinh học thần kinh, không phải là hậu quả của những vấn đề bắt nguồn từ trải nghiệm sống trong cuộc đời của trẻ.
Hội chứng Asperger và tự kỷ chức năng cao khác nhau ra sao?
đăng 23:57, 27 thg 7, 2013 bởi Đào Linh [ đã cập nhật 14:57, 31 thg 7, 2013 ]
Khi con bạn được chẩn đoán, bạn sẽ nảy sinh nhiều thắc mắc và muốn tìm kiếm câu trả lời. Một trong những thắc mắc đó là hội chứng Asperger giống và khác với những dạng rối loạn phổ tự kỷ khác ra sao? Hội chứng Asperger là một phần trong phổ tự kỷnhưng khác với tự kỷ điển hình và những rối loạn phát triển diện rộng khác ở chỗ họ phát triển ngôn ngữ sớm hơn. Sau khi con được chẩn đoán có rối loạn phổ tự kỷ, bạn cũng cần hiểu rõ những tương đồng và khác biệt giữa các dạng rối loạn trong phổ tự kỷ.
Hội chứng Asperger và tự kỷ chức năng cao thường có cùng chẩn đoán. Mặc dù hiện giờ chúng được định bệnh là hai tình trạng tách biệt nhau, nhưng người ta vẫn đang tranh luận xem có cần thiết phải phân ra như vậy không. Có thể trong tương lai chúng sẽ được nhập lại thành một. Những người mắc chứng tự kỷ chức năng cao và hội chứng Asperger thông minh ở mức trung bình hoặc trên trung bình nhưng họ có thể có khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội. Chẩn đoán là Asperger hay tự kỷ chức năng cao đôi khi có thể làm cha mẹ và trẻ phiền lòng vì có vẻ là thuật ngữ này chưa được định nghĩa rõ ràng. Điều cần nhớ là cả hai tình trạng này đều có biểu hiện gần giống nhau và đều được điều trị bằng các liệu pháp giống nhau. Điểm khác biệt chính ở đây là, đối với tự kỷ chức năng cao, trẻ bị chậm ngôn ngữ từ nhỏ, còn với hội chứng Asperger, trẻ không bộc lộ bất kì sự chậm phát triển ngôn ngữ nào đáng kể.
Hội chứng Asperger giống tự kỷ điển hình như thế nào?
Theo Viện rối loạn thần kinh và đột quị quốc gia (National Institute of Neurological Disorders and Stroke (NINDS)), trẻ mắc hội chứng Asperger cảm thấy khó khăn trong việc nhận ra và biểu lộ cảm xúc của mình, giống trẻ tự kỷ chức năng cao. Chúng gặp khó khăn trong việc kết nối với người khác, và thường không duy trì giao tiếp mắt và khó khăn trong việc hiểu nét mặt và cử chỉ của người khác. Nhiều trẻ Asperger thích vẩy tay, một hành vi thường thấy ở tự kỷ điển hình; hoặc nói không có biểu hiện cảm xúc (hoặc cách dùng ngôn ngữ bất thường), đòi phải làm theo lịch trình cứng nhắc, tỏ ra quan tâm đến một chủ đề mãnh liệt thậm chí ám ảnh đến độ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Chúng cũng nhạy cảm với những kích thích khác, từ âm thanh cho đến quần áo hoặc các loại thức ăn.
Asperger/tự kỷ chức năng cao khác với tự kỷ điển hình như thế nào?
Điểm khác với tự kỷ điển hình là Asperger/tự kỷ chức năng cao là chúng có chỉ số IQ ở khoảng bình thường hoặc thậm chí đặc biệt cao. Với nhiều người, chúng trông có vẻ giống những đứa trẻ khác, nhưng không hẳn vậy: trẻ Asperger thường vụng về trong giao tiếp xã hội theo cách rất khó hiểu.
Điều này giải thích vì sao những người trong ngành y thường dễ bỏ qua các triệu chứng của hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao ở trẻ nhỏ, hoặc có thể chẩn đoán sai. Trẻ bắt đầu có những kĩ năng xã hội phức tạp, như tương tác với trẻ cùng lứa trễ muộn thì bố mẹ thường chú ý tìm kiếm trợ giúp chậm trễ hơn những phụ huynh có con bộc lộ những triệu chứng rõ rệt và sâu sắc khi trẻ còn nhỏ.
Tổng quan về chẩn đoán
đăng 23:56, 27 thg 7, 2013 bởi Đào Linh [ đã cập nhật 14:56, 31 thg 7, 2013 ]
Hội chứng Asperger và tự kỷ chức năng cao là những thuật ngữ dùng để chỉ đầu chức năng cao của phổ rối loạn phát triển diện rộng, hoặc phổ tự kỷ. Hội chứng Asperger là một nhánh tương đối mới, được chính thức công nhận trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê những rối loạn thần kinh (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM)) lần đầu tiên vào năm 1994. Trong tương lai, có khả năng Cẩm nang chẩn đoán và thống kê những rối loạn thần kinh sẽ kết hợp Hội chứng Asperger và tự kỷ chức năng cao thành một loại, vì những tương đồng và cách điều trị giống nhau của chúng. Vì hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao bao gồm những triệu chứng ở nhiều mức độ khác nhau, nên rất nhiều người có những tiều chí phù hợp với chẩn đoán này chỉ bị coi là “bất thường” hoặc “vụng về”, hoặc bị chẩn đoán nhầm với những chứng rối loạn khác như Rối loạn giảm tập trung chú ý (Attention Deficit Disorder)
Cẩm nang chẩn đoán và thống kê những rối loạn thần kinh, phiên bản 4 (DSM-IV) Các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng Asperger
A. Tương tác xã hội kém, thể hiện ra ở ít nhất hai trong số các mục sau:
Khiếm khuyết đáng kể khả năng sử dụng các giao tiếp phi ngôn ngữ như dõi theo hướng nhìn của người khác, biểu cảm nét mặt, tư thế, cử chỉ thích nghi với những tương tác xã hội
Không phát triển những mối quan hệ với những đứa trẻ cùng lứa đúng với với độ tuổi
Không tự tìm cách chia sẻ niềm vui, sự thích thú hoặc những thành quả với người khác (ví dụ như không biết khoe, đem ra hoặc cho người khác xem những gì mình thích)
Thiếu khả năng giao tiếp xã hội hoặc trao đổi cảm xúc
B. Có hành vi, sở thích, và hoạt động lặp đi lặp lại, hạn hẹp và điển hình, thể hiện ra ở ít nhất một trong số các mục sau:
Chỉ bận tâm tới một hoặc vài sở thích bất thường và hạn chế, rập khuôn và lặp đi lặp lại, bất thường về cường độ hoặc độ tập trung
Cố hữu thiếu linh hoạt với những thói quen hoặc lề thói nhất định, không có ý nghĩa.
Có những động tác điển hình, lặp đi lặp lại (ví dụ như vẩy hoặc vặn bàn tay hoặc ngón tay, hoặc có những động tác toàn thân phức tạp)
Bận tâm dai dẳng với những bộ phận nào đó của đồ vật
C. Khiếm khuyết đáng kể về chức năng giao tiếp, sinh hoạt hoặc những lĩnh vực quan trọng khác
D. Không chậm phát triển đáng kể về ngôn ngữ (ví dụ, nói được những từ đơn khi lên 2, sử dụng những cụm từ giao tiếp khi lên 3)
E. Không có chậm phát triển đáng kể về mặt nhận thức hoặc những kĩ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với độ tuổi, hành vi thích ứng (chứ không phải tương tác xã hội), và tò mò về môi trường xung quanh lúc nhỏ.
F. Không rơi vào đúng các tiêu chí về Rối loạn phát triển diện rộng (Pervasive Developmental Disorder) cụ thể nào khác hoặc chứng tâm thần phân liệt (Schizophrenia)
Chẩn đoán hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao
Hiện nay, chưa có xét nghiệm y khoa nào cho hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao. Việc chẩn đoán vẫn dựa trên quan sát hành vi, thông qua trắc nghiệm giáo dục và tâm lí. Vì hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao có triệu chứng rất đa dạng, nên lộ trình chẩn đoán cũng đa dạng. Bạn có thể tự có những thắc mắc với bác sĩ nhi khoa. Có trẻ bị coi là chậm phát triển trước khi được chẩn đoántự kỷ hoặc hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao và có thể đã được can thiệp theo chương trình Can thiệp sớm (Early Intervention) hoặc Chương trình giáo dục đặc biệt (Special Education services). Thật không may, có những băn khoăn của các bậc phụ huynh đôi khi lại không được bác sĩ xem xét nghiêm túc và vì thế việc phát hiện định bệnh bị trễ muộn. Autism Speaks và những tổ chức liên quan đến tự kỷ vẫn đang làm việc cật lực để hướng dẫn các bậc phụ huynh và các y sĩ, giúp họ có thể phát hiện ra trẻ tự kỷ càng sớm càng tốt.
Có một số vấn đề thường gặp khi chẩn đoán hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao. Sẽ rất khó định bệnh khi trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao thường vẫn có thể hoạt động tốt trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, và chỉ bộc lộ một vài hành vi kì lạ hoặc khác biệt. Bạn có thể nhận thấy con mình vẫn có những kĩ năng khá thành thạo trong một số lĩnh vực và rất thông minh. Những quan sát này có thể càng khó chẩn đoán sớm và hậu quả là quá trình hỗ trợ con cũng bị trễ muộn. Khi bạn tiến hành các bước chẩn đoán ra đúng vấn đề của con, cần tìm hiểu những khả năng khác nhau và tìm kiếm sự hỗ trợ.
Phụ huynh như bạn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo điều kiện cho việc chẩn đoán hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao của con, vì bạn là người chứng kiến sự trưởng thành và phát triển của chúng hàng ngày. Nếu con bạn bắt đầu hình thành một vài hành vi như có những mối bận tâm, những thói quen và những hoạt động ưa thích bất thường, đó có thể là thời gian thích hợp để bạn hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa. Nếu bác sỹ thấy cần lưu tâm, bạn sẽ được giới thiệu đến chuyên gia đánh giá cho con. Chuyên gia sẽ tìm hiểu rất chi tiết về lịch sử của con bạn, bao gồm sự phát triển, những kĩ năng ngôn ngữ và nhiều khía cạnh khác về hành vi xã hội của chúng.
Khi bác sĩ đánh giá con và xem xét khả năng con bạn có bị tự kỷ hay không, bác sỹ sẽ bỏ nhiều thời gian để hỏi về những vấn đề xã hội và phát triển của chúng. Bác sỹ rất cần biết con bạn có vấn đề gì ở trường, về kết bạn hay có khó khăn trong tương tác xã hội không. Đánh giá này sẽ cho biết con bạn đang khó khăn ở những mặt nào, cũng những mặt con bạn sẽ bộc lộ nhiều thế mạnh.
“Trải nghiệm có nhiều thách thức mà chúng tôi phải vượt qua để hỗ trợ con mình và dung hòa sự nhạy cảm sâu sắc của chúng với thế giới, cái thế giới mà đôi lúc quá đa tạp tới mức không thể chịu đựng nổi. Nhưng điều đó đem đến vô số món quà nếu bạn biết mở lòng đón nhận. Con bạn cần bạn trong cuộc đời; và thật sự là biết bao phụ huynh đã nói với tôi rằng họ đã trở thành con người tốt đẹp hơn khi họ chưa được ban tặng đứa trẻ này. Hãy yên tâm rằng, nếu bạn dành đủ sự tôn trọng, đánh giá và cơ hội, con bạn sẽ thay đổi thế giới theo chiều hướng đúng đắn, chân thật, tốt đẹp và tử tế.”
– William Stillman, Empowered Autism Parenting (Tiếp sức mạnh cho cha mẹ nuôi con tự kỷ)
Chức năng điều hành của não và Thuyết tâm ý
đăng 23:54, 27 thg 7, 2013 bởi Đào Linh [ đã cập nhật 14:55, 31 thg 7, 2013 ]
Những người mắc hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao thường phải đối mặt với những khó khăn trong việc hiểu những kỹ năng xã hội và ẩn ý từ người khác. Họ có thể gặp khó khăn trong việc xử lí một lượng lớn thông tin và kết nối với người khác. Hai thuật ngữ chính liên quan đến những khó khăn này là Chức năng điều hành của não (Executive Functioning) và Thuyết tâm ý (Theory of Mind). Chức năng điều hành của não bao gồm những kĩ năng như tổ chức, lập kế hoạch, duy trì sự chú ý và tiết chế các phản ứng không phù hợp. Thuyết tâm ý đề cập đến khả năng hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của người khác, và những điều đó có liên hệ gì đến bản thân. Cả hai vấn đề này đều có thể ảnh hưởng đến hành vi của người mắc hội chứng Asperger.
Những khó khăn về Chức năng điều hành của não có thể thể hiện ra theo nhiều cách khác nhau. Có người quá chú ý vào những chi tiết nhỏ nhặt, nhưng không nhận ra chúng nằm ở đâu trong bức tranh toàn cảnh lớn hơn. Số khác gặp khó khăn trong việc tư duy phức tạp, đòi hỏi phải duy trì vài luồng suy nghĩ đồng thời. Số khác có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý, hoặc trong việc sắp xếp suy nghĩ và hành động. Chức năng điều hành của não cũng đồng thời đi kèm với sự kém kiểm soát những hành động bột phát. Temple Grandin từng nói: “Tôi không thể duy trì được thông tin về phần trước khi tôi thực hiện bước tiếp theo”. Những người mắc hội chứng Asperger thường thiếu khả năng sử dụng các kĩ năng liên quan tới chức năng điều hành của não như lập kế hoạch, lên trình tự và tự điều chỉnh.
Có thể tóm tắt Thuyết tâm ý là thiếu khả năng hiểu và nhận ra những ý nghĩ, cảm xúc và ý định của người khác. Những người mắc hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao có thể gặp phải những khó khăn trong việc nhận ra và xử lí cảm nghĩ của người khác, điều này đôi khi còn gọi là “sự vô tâm”. Hậu quả của tình trạng vô tâm là người bị tự kỷ không thể nhận ra những hành vi của người khác là có chủ tâm hay không. Vì khó khăn này mà người khác thường cho rằng người mắc hội chứng Asperger không biểu lộ sự đồng cảm và hiểu họ, khiến họ có thể vấp váp trong những tình huống xã hội.
Khiếm khuyết về Thuyết tâm ý có thể có tác động lớn đến những người mắc hội chứng Asperger. Trong cuốn sách mang tên Asperger Syndrome and Difficult Moments (Hội chứng Asperger và những thời khắc khó khăn), Brenda Smith Myles và Jack Southwick đã minh họa những thiếu hụt trong tương tác xã hội do khiếm khuyết về Thuyết tâm ý gây ra như sau:
Khó khăn trong việc lý giải hành vi của người khác
Khó khăn trong việc hiểu cảm xúc
Khó khăn trong việc dự đoán hành vi hoặc trạng thái cảm xúc của người khác
Gặp vấn đề trong việc hiểu quan điểm của người khác
Gặp vấn đề trong việc suy luận ra ý định của người khác
Không thấy được hành vi có tác động đến suy nghĩ và cảm xúc của người khác ra sao
Không biết cùng hướng đến những điều người khác đang quan tâm và những thỏa ước xã hội
Gặp vấn đề trong việc phân biệt giữa hư cấu và thực tại
Ozonoff, Dawson, và McPartland đã nêu trong cuốn sách họ viết “A Parent’s Guide to Asperger Syndrome and High Fuctioning Autism” (Cẩm nang về hội chứng Asperger và tự kỷ chức năng cao dành cho phụ huynh), vài gợi ý để giúp trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỷ chức năng cao có thể đi học thành công. Họ đưa ra những gợi ý sau để giải quyết những khó khăn về Chức năng điều hành của não:
Có bản danh sách các bài tập trong tuần của trường gửi về nhà và ngược lại, thông báo cho những người liên quan biết bài tập nào đang làm tiến hành và bài nào đã đến hạn hoàn thành.
Danh sách những việc được giao chia nhỏ thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và vừa sức bao quát của học sinh.
Lịch làm việc hàng ngày, có thể sử dụng thiết bị điện tử hỗ trợ cá nhân (PDA) để giúp con bạn sắp xếp, tổ chức mọi việc.
Thời khóa biểu của lớp dán ở chỗ dễ nhìn.
Dành đủ thời gian để chỉ dẫn, lặp lại chỉ dẫn và trợ giúp cá nhân cho các học sinh.
Xếp cho học sinh ngồi ở bàn ưu tiên gần giáo viên và tránh xa những gì làm học sinh phân tâm.
Danh sách những thế mạnh và khó khăn
đăng 23:53, 27 thg 7, 2013 bởi Đào Linh [ đã cập nhật 11:44, 23 thg 9, 2015 ]
Điều quan trọng cần lưu ý rằng đây là một danh sách chung chung. Ở mỗi thế mạnh và khó khăn, bạn có thể tìm được những ví dụ chứng minh điều ngược lại. Ví dụ sự vụng về là một trong những khó khăn thường gặp. Tuy nhiên, một số người mắc hội chứng Asperger lại có những thế mạnh về vận động và giữ thăng bằng như của một nghệ sĩ múa.
(Stephen Shore)
Thế mạnh: Chú tâm vào chi tiết
Khó khăn: Nắm bắt toàn cảnh
Thế mạnh: Vô cùng thành thạo về một lĩnh vực đặc biệt nào đó
Khó khăn: Các kĩ năng không đồng đều
Thế mạnh: Nghiên cứu rất sâu đến độ thành tri thức bách khoa về các lĩnh vực quan tâm
Khó khăn: khó có động lực để tìm hiểu những lĩnh vực không hứng thú
Thế mạnh: Có khuynh hướng làm theo lí trí (tốt khi cần quyết định các vấn đề dễ bị cảm xúc xen ngang)
Khó khăn: Khó nhận biết về những trạng thái cảm xúc của người khác
Thế mạnh: Không để tâm nhiều tới những gì người khác nghĩ về mình (có thể đây là một thế mạnh hơn là một thách thức).
Khó khăn: Trong việc hiểu những quy tắc giao tiếp bất thành văn. Nhưng có thể tìm hiểu những qui tắc này thông qua chỉ dẫn trực diện và những câu chuyện xã hội kiểu Thẻ Quyền lực Power Cards (Gagnon, 2004)
Thế mạnh: Còn gọi là suy nghĩ độc lập. Nhờ thế họ thường có bức tranh toàn cảnh mới lạ vì có cách nhìn sự vật, ý tưởng và khái niệm khác biệt.
Khó khăn: Trong việc xử lý những gì họ không thích như thính giác, cảm thụ vận động, v.v.
Thế mạnh: Mạnh về tư duy trực quan (tư duy bằng hình ảnh hoặc phim ảnh)
Khó khăn: Khó khăn trong việc phân tích và tổng hợp những thông tin quan trọng trong cuộc trò chuyện.
Thế mạnh: Thường nói rất nhiều (khuynh hướng miêu tả tỉ mỉ rất hữu ích khi chỉ dẫn cho những người bị lạc đường)
Khó khăn: Vấn đề điều hòa cảm giác khiến họ lưu giữ các thông tin đầu vào không đều, sai lệch, và khó khăn trong việc lọc bỏ những tiếng ồn từ xung quanh
Thế mạnh: Thẳng thắn trong giao tiếp
Khó khăn: Quá thật thà
Thế mạnh: Trung thành
Khó khăn: Khái quát hóa các kĩ năng và khái niệm
Thế mạnh: Trung thực
Khó khăn: Khó bày tỏ sự đồng cảm theo đúng cách mọi người trông đợi hoặc hiểu được.
Thế mạnh: Lắng nghe không suy xét
Khó khăn: Khó khăn trong việc biểu lộ sự đồng cảm theo ý muốn hoặc cách hiểu của người khác
Thế mạnh: Trí thông minh trung bình hoặc trên trung bình
CÁC BƯỚC TƯ DUY VÀ TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ BẬC PHỔ THÔNG
nguồn: http://bshohai.blogspot.com/2015/12/cac-buoc-tu-duy-va-tam-sinh-ly-cua-tre.html
Bài đọc liên quan:
+ Bạo lực học đường gắn liền với tâm lý lứa tuổi
+ Quán tính tư duy
+ Tư duy giáo dục phổ thông
+ Tư duy giáo dục đại học
+ Tư duy cách dạy và học
MỞ ĐẦU
Nền giáo dục của nước Việt ở bậc phổ thông trước năm 1975 ở miền Bắc, và cả nước Việt trước thập niên 1990 là bản sao từ sách dịch chương trình giảng dạy của Liên Xô là chủ yếu, chỉ khác một số phần ở các môn khoa học xã hội vài nét chấm phá lịch sử, địa lý nước Việt về đảng cộng sản ở Việt Nam.
Mặc dù, trong hệ thống giáo dục của nước Việt không thiếu người tài, nhưng dưới ánh sáng soi đường của đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam, sách giáo khoa cho bậc phổ thông hoàn toàn sai với tư duy và tâm sinh lý phát triển về trí não trẻ, khi bộ giáo dục Việt Nam bắt đầu làm dự án "Cải cách sách giáo khoa" từ giữa thập niên 1990 trở về hôm nay.
Đây là mục tiêu của bài viết này nhằm để cho các nhà giáo dục Việt Nam hiểu thế nào về viết sách giáo khoa ở bậc phổ thông tối ưu nhất. Vì sách giáo khoa ở bậc học này là khó viết nhất, và là nền tảng để trẻ có thể đi xa, bay cao với những ước mơ, khát vọng và sáng tạo, chứ trẻ không kiệt sức khi vào đại học và tàn lụi sau khi được học bổng toàn phần du học ở phướng Tây, rồi mất hút giữa xã hội vì không có tư duy sáng tạo và tư duy phản biện.
BA BƯỚC TƯ DUY CỦA TRẺ
Tôi đã từng viết trên blog này vì sao bậc học phổ thông chia ra làm 3 cấp: tiểu học, trung học đệ nhất cấp - cấp 2, và trung học đệ nhị cấp - cấp 3. Vì đó là dựa vào sự phát triển tâm lý trí não trẻ, mà các nhà giáo dục, nhà tâm lý học, và các nhà y học đã nghiên cứu trong hàng trăm năm để có được. Nhưng nước Việt 25 năm qua đã làm sai hoàn toàn về vấn đề viết sách giáo khoa cho trẻ ở bậc học phổ thông. Vì sao?
Tư duy quan sát và ghi nhận: Về y học và tâm lý học, trẻ ở tuổi từ sơ sinh đến 11 tuổi là tuổi mà sự phát triển tâm lý và tư duy chỉ ở tư duy quan sát và ghi nhận - tư duy 1 bước. Trẻ ở tuổi này, là tờ giấy trắng, người lớn vẽ màu hồng, nó sẽ màu hồng; người lớn vẽ màu đen trẻ sẽ là trang giấy máu đen. Tất cả vàng, chì, thiên thần hay ác quỷ trẻ đều nhận. Vì chúng chỉ quan sát và ghi nhận, nên chúng không biết nói láo. Ông bà mình có câu tục ngữ: "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ" là vậy.
Ở lứa tuổi tư duy quan sát và ghi nhận là lứa tuổi mà toàn bộ 80% bộ nhớ của trẻ dùng để chứa tất cả những gì chúng quan sát và ghi nhận. Sau 11 tuổi trẻ chỉ còn đúng 20% bộ nhớ não bộ của mình để sử dụng cho phân tích và đưa ra giải pháp. 80% bộ nhớ đó, tùy theo hiện thực cuộc sống sau này, mà não bộ sẽ tự xóa bớt những dữ liệu thừa, rồi nhận những dữ liệu - files - cần thiết khác. Vì thế, trong y học và tâm lý học có cụm từ quên để mà nhớ- tức là quên cái cũ không hoặc ít dùng, ít ôn luyện để nhớ cái mới cần thiết hơn, nhưng khi cần thì biết chỗ mà tìm.
Chính vì thế ở lứa tuổi này, trẻ chỉ cần học để tiếp thu kiến thức khoa học thường thức, công dân giáo dục, văn để hoàn thiện ngôn ngữ, và toán chỉ ở toán số học, trẻ chưa thể nuốt trôi toán học có chữ số: a, b, c, x, y, z, ... - đại số. Giai đoạn này là giai đoạn trẻ tiếp thu ngôn ngữ thứ hai, thứ ba dễ dàng nhất. Bộ nhớ của não và các cơ quan phát âm của trẻ lúc này dành cho ngôn ngữ là thích hợp nhất. Vì sau 12 tuổi nó đã hoàn thiện cho mọi phát âm và nhét đầy dữ liệu, nên khó học ngôn ngữ hơn.
Một bài giảng toán lớp 3 trong chương trình cải cách giáo dục cho trẻ một tư duy nhai lại, mà không có tư duy phân tích và tư duy độc lập.
Chính vì hiểu sai tư duy và sự phát triển tâm lý của trẻ, nên sách giáo khoa sửa chữa từ thập niên 1990 đến nay bắt trẻ học đại số, biến trẻ thành loài nhai lại. Hơn 99% trẻ học một bài toán bậc nhất giải như cái máy, giải theo toán mẫu, theo dạng, mà trẻ không hiểu vì sao giải như thế? Trẻ làm sao hiểu biểu thức là gì, x là gì, tại sao phải nhân chia trước, cộng trừ sau? v.v... Trẻ học như con vẹt, trẻ không thành một trẻ sáng tạo. Nguy hiểm hơn, trẻ sẽ thành loại copy and paste thinking - tư duy sao chép - trong lúc trẻ đang sao chép cái khác cần sao chép hơn, người lớn lại bắt trẻ sao chép cái cần phân tích!
Chính vì điều này trẻ Việt 70 năm ở miền Bắc và 40 năm qua ở miền Nam cùng cả nước dù có giỏi đi du học đại học nước ngoài tiên tiến cũng bị mất hút trong rừng trẻ tài năng, sau đại học có hơn 9.000 giáo sư và 2 vạn tiến sĩ, nhưng không có phát minh, báo đăng nước ngoài thì lèo tèo vài mống, nông dân lại là những người có sáng kiến nhờ ít bị nền giáo dục này hãm hiếp trí não.
Bên cạnh dạy trẻ tư duy độc lập, giai đoạn này phụ huynh cần dạy trẻ biết sống độc lập, không để trẻ ngủ chung, dạy trẻ biết hỏi tại sao và lý giải cho trẻ như một người bạn.
Tư duy phân tích: Cũng từ nghiên cứu y học và tâm lý học cho thấy, đến tuổi 12 mà trẻ không hoặc chưa học ngoại ngữ thì học sẽ rất khó. Vì học ngôn ngữ cần phản xạ tập nhiễm, không cần phân tích. Nhưng đến lứa tuổi này tư duy trẻ đã chuyển sang tư duy 2 bước - tư duy phân tích: quan sát và ghi nhân để sau đó là phân tích sự kiện đã quan sát và ghi nhận.
Lứa tuổi này là lứa tuổi trẻ muốn khám phá, mạo hiểm và muốn chứng tỏ mình là người lớn - teenager - nên rất chướng. Bạo lực học đường bắt đầu từ lứa tuổi có tư duy phân tích này. Vì thế tiêu chuẩn dạy trẻ ngay từ lứa tuổi dưới 11, phụ huynh phải cần dạy cho trẻ theo 2 nguyên tắc sau:
1. Không gia trưởng khi trẻ đòi hỏi sai quấy, mà phải thuyết phục trẻ bằng cách giải thích có lý luận để như là một cách dạy trẻ phân tích đúng sai, có tư duy logic và độc lập.
2. Hoàn thiện ngôn ngữ thứ nhất và thứ 2 qua đọc và viết, sau khi đã hoàn thiện 2 kỹ năng nghe và nói tự nhiên ít nhất 2 ngôn ngữ ở lứa tuổi dưới 11.
Nếu phụ huynh dạy con theo cách gia trưởng cấm đoán trẻ làm cái này, và trẻ phải làm theo bố mẹ, mà không phân tích cho trẻ biết tại sao phải làm cho đúng ngay từ ấu thơ đến lứa tuổi này, thì chắc chắn con của bạn sẽ không là bạn của bạn. Trẻ sẽ không dám thổ lộ và chia sẻ điều chúng nghĩ. Trẻ sẽ đem những thầm kín này đi xả ở quán cà phê, tiệm internet, hoặc bạo lực học đường, thậm chí cả việc nghiện heroin và cướp của giết người, khi mà nhà trường không đủ sân chơi cho trẻ.
Trẻ lúc này mới bước sang loại toán có chữ số - đại số. Việc dạy đại số và các môn học khác thì, không nên dạy trẻ trở thành loại copy and paste thinking - tư duy sao chép - như 70 năm qua, mà phải dạy cho trẻ cách tư duy tại sao có đại số? Tại sao có lịch sử? tại sao có văn học? v.v... Tự trẻ sẽ hình thành tư duy độc lập sau những chữ tại sao, và trẻ sẽ nhìn vấn đề từ gốc rễ, hơn là chỉ biết giải bài văn mẫu, bài toán mẫu và trở thành thợ toán, thợ văn, thợ học thuộc lòng, chứ không thể là thầy, không thể là nhà phát minh!
Làm cha mẹ, và làm giáo dục ở lứa tuổi này là đặc biệt quan trọng trong việc tập dần cho trẻ có tư duy phản biện. Trẻ phải luôn biết hỏi loại câu hỏi 5ws: tại sao, thế nào, ai, ở đâu, cái gì? để chuẩn bị cho một thời kỳ tư duy sau tư duy phản biện.
Bên cạnh giáo dục tư duy, ở 2 giai đoạn này phụ huynh cần cho trẻ học kỹ năng sống, khoa học thường thức của những khoa học cơ bản có thực hành, thực nghiệm kèm theo. Giúp trẻ sinh hoạt cộng đồng, đưa trẻ hội nhập các nền văn hóa mới, để tư duy của trẻ là tư duy của một công dân toàn cầu dần thể hiện. Phụ huynh không nên chờ đợi đến đại học trẻ mới bắt đầu học các nền văn hóa khác trên thế giới, và sinh hoạt cộng đồng mà phải ngay lúc này. Đó là nền tảng để trẻ thành công sau này, vì không ai có thể thành công khi chỉ là một thần đồng đơn lẻ trong thời đại nền kinh tế tri thức như hôm nay.
Tư duy phản biện: Bắt đầu sang cấp 3 phổ thông, sau khi trẻ đã được giáo dục qua 2 loại tư duy quan sát ghi nhận và tư duy phân tích, thì trẻ vào một giai đoạn tư duy mới. Đó là tư duy phản biện.
Tư duy phản biện là một loại tư duy độc lập gồm 3 bước: quan sát ghi nhận sự vật hiện tượng, phân tích chúng, và sau đó đưa ra không chỉ 1 mà là nhiều giải pháp để giải quyết sự vật hiện tượng xảy ra với cuộc sống quanh trẻ.
Nếu ở 2 giai đoạn tư duy trước trẻ được trang bị tốt tư duy quan sát và ghi nhận trung thực, sau đó phân tích đúng sự việc hiện tượng. Và phụ huynh biết dạy trẻ suy luận có logic và giảng giải trẻ đầy đủ theo cốt lõi chân thiện mỹ thì giai đoạn này trẻ bắt đầu trở thành một công dân có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Đưa ra giải pháp đúng với hiện thực sinh động cuộc sống trẻ đang sống là bài toán giải quyết mọi vấn đề trong môi trường sống của trẻ, nhằm trẻ dễ hội nhập vào cuộc sống dù rất gian khó, nhưng trên nền tảng nhân bản và khai phóng, chứ không bị cái xấu lôi cuốn, và tha hóa.
Từ tư duy phản biện có sẵn, chương trình phổ thông lúc này cũng đã hoàn thiện các môn xã hội học như lịch sử, địa lý, văn học, v.v... chương trình năm cuối cấp 3, xã hội học chỉ dành cho trẻ học Triết học - khoa học của tất cả khoa học. Nó là nền tảng để chuẩn bị cho trẻ đi đến tư duy sáng tạo cho những phát minh khi ở tuổi học trò, và sau này.
Tư duy sáng tạo và gầy dựng: Giai đoạn này là giai đoạn đỉnh cao của các bước tư duy. Các giải pháp được tư duy phản biện đưa ra sẽ làm ra những phát minh, những dự án khả thi, và làm được nhiều điều có ích cho bản thân, gia đình và nhân loại.
LUẬN
Trên thế giới, ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, chúng ta dễ dàng tìm thấy những thần đồng trở thành giáo sư ở tuổi vị thành niên cũng là nhờ vào giáo dục đúng với tâm lý phát triển của lứa tuổi, chứ không chạy tắt, đón đầu, nhồi trẻ học gạo, học vẹt, học bài mẫu để trẻ trở thành loại tư duy sao chép - copy and paste thinking.
Bà Lê Duy Loan sinh năm 1962, vượt biển sang Hoa Kỳ tháng 9/1975 và được xem là bộ não của Texas Instruments đang nói chuyện tại Stafford High School, Stafford Texas, để tạo lửa cho các thế hệ học sinh ở đây vào ngày 03/6/2010
Và người Việt trên thế giới cũng không thiếu những con người thần đồng trong gian khó. Tôi xin đơn cửa tấm gương của một nhà khoa học, nhà lãnh đạo của tập đoàn Texas Instruments đáng kính - Bà Lê Duy Loan. Bà đến nước Mỹ năm 13 tuổi, tiếng Anh một chữ không biết, nhưng đến 16 tuổi bà đã tốt nghiệp trung học với thứ hạng 1/336. Sau cử nhân ở University of Texas at Austin, bà đã làm việc cho tập đoàn và có 21 bằng sáng chế cấp quốc gia Hoa Kỳ, trong đó có 5 bằng có giá trị muôn đời. Bà Lê Duy Loan đã lập ra Sunflower Mission để về Việt Nam xây dựng giáo dục cho trẻ em nghèo. "Trong 10 năm, Sunflower Mission sẽ xây được 100 lớp học, tạo 10.000 học bổng cho học sinh Việt Nam từ tiểu học đến đại học". Và chỉ trong 4 năm thành lập, Sunflower Mission đã xây được 50 lớp học và tặng 2.200 học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo.
KẾT
Để có những học sinh đoạt giải như những người thợ trong toán, lý, hóa, sinh học Olympic hay những nhạc công như Đặng Thái Sơn cho Việt Nam trong tương lai không khó, nhưng để có một Lê Duy Loan cho Việt Nam trong tương lai, thì nền giáo dục Việt và người dân Việt phải hiểu rằng giáo dục không phải tạo ra bộ nhai lại, mà phải tạo ra những bộ óc có tư duy sáng tạo và gầy dựng.
Go West Foundation và Khuyến Học Việt đang gầy dựng một thế hệ qua dự án Ươm mầm tài năng Việt và Trung tâm giáo dục trẻ có tư duy theo chương trình giáo dục hiện đại nhất. Hy vọng nó sẽ thành hiện thực trong năm 2016 với những sự chung tay của những phụ huynh có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục con em mình.
Bà Lê Duy Loan sinh năm 1962, vượt biển sang Hoa Kỳ tháng 9/1975 và được xem là bộ não của Texas Instruments đang nói chuyện tại Stafford High School, Stafford Texas, để tạo lửa cho các thế hệ học sinh ở đây vào ngày 03/6/2010
Và người Việt trên thế giới cũng không thiếu những con người thần đồng trong gian khó. Tôi xin đơn cửa tấm gương của một nhà khoa học, nhà lãnh đạo của tập đoàn Texas Instruments đáng kính - Bà Lê Duy Loan. Bà đến nước Mỹ năm 13 tuổi, tiếng Anh một chữ không biết, nhưng đến 16 tuổi bà đã tốt nghiệp trung học với thứ hạng 1/336. Sau cử nhân ở University of Texas at Austin, bà đã làm việc cho tập đoàn và có 21 bằng sáng chế cấp quốc gia Hoa Kỳ, trong đó có 5 bằng có giá trị muôn đời. Bà Lê Duy Loan đã lập ra Sunflower Mission để về Việt Nam xây dựng giáo dục cho trẻ em nghèo. "Trong 10 năm, Sunflower Mission sẽ xây được 100 lớp học, tạo 10.000 học bổng cho học sinh Việt Nam từ tiểu học đến đại học". Và chỉ trong 4 năm thành lập, Sunflower Mission đã xây được 50 lớp học và tặng 2.200 học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo.
KẾT
Để có những học sinh đoạt giải như những người thợ trong toán, lý, hóa, sinh học Olympic hay những nhạc công như Đặng Thái Sơn cho Việt Nam trong tương lai không khó, nhưng để có một Lê Duy Loan cho Việt Nam trong tương lai, thì nền giáo dục Việt và người dân Việt phải hiểu rằng giáo dục không phải tạo ra bộ nhai lại, mà phải tạo ra những bộ óc có tư duy sáng tạo và gầy dựng.
Go West Foundation và Khuyến Học Việt đang gầy dựng một thế hệ qua dự án Ươm mầm tài năng Việt và Trung tâm giáo dục trẻ có tư duy theo chương trình giáo dục hiện đại nhất. Hy vọng nó sẽ thành hiện thực trong năm 2016 với những sự chung tay của những phụ huynh có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục con em mình.
Buôn chuyện
Ca
ngày vất vả bảo dưỡng 10 e cho CA phường Mai dịch Được
Co đồng rưỡi đúng la chơi voi bọn công an Chi cơ thiệt mà
thôi
Đông Anh Hà Nội Làm xong chúng nó bảo qua cơ sở matxaxong hoi Thanh toán vi thắng này no chưa trả tiền bảo kê
Đông Anh Hà Nội Va cũng may là khi Sang gặp ngay khách sộp vừa ra nên tiền cũng vua du trả cho mình đời đôi khi oái oăm thật
Đông Anh Hà Nội Làm xong ông trưởng CA bảo rằng nếu có gi vướng mắc o phường Mai dịch hãy gọi cho anh nghe mà xương lo tai
Cuong Nguyen Chơi với HuGo ko dễ đâu bác cả ơi.e dính vụ CA P.Bồ Đề làm ko công còn dẫn chúng đi Massa....hic
Dienlanh Oanhchien Làm cho bọn xhd còn đc bo bia bọt bẹt . Chứ mấy ô cướp ngày này gần xong nó lỉnh đi hết với nhau
Đông Anh Hà Nội Nếu hôm nay ko lấy được tiên mình Xe cho chúng nó đeo mo vào mặt trước ba con
Hien Dinh Van Theo tôi, bao nhiêu tiền là do sự thoả thuận đôi bên. Nhận được tiền rồi, bạn khoe ra cho bàn dân thiên hạ như thế này để làm gì, hơn nữa, bạn lại nói xấu khách hàng, như thế bạn đã phạm đạo đức nghề nghiệp. Mong bạn rút kinh nghiệm
Quang Thuận Công an phường mai dịch tôi bỏ tôi không làm mà toàn máy funiki xuốt ngày nó gọi . Tiền sửa thì ít mà cháo hành thì nhiều
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)