Trẻ bị rối loạn ứng xử: không khó trị

.

Rối loạn ứng xử là khi trẻ có các hành vi chống đối. Mọi trẻ đều có thể thỉnh thoảng phá luật, nhưng ở trẻ có rối loạn ứng xử thì những hành vi phá luật cứ lặp đi lặp lại. Điều đáng lo là tỷ lệ trẻ rối loạn ứng xử đang ngày càng tăng.

 Vì đâu trẻ hư?

Những biểu hiện rối loạn cách ứng xử có thể là hành vi trộm cắp, nói dối, phá hoại tài sản… Trẻ cũng hay phá luật lệ tại nhà và trong trường học như: trốn học, bỏ nhà đi bụi, có hành động hung hăng, làm hại thú vật, bắt nạt thậm chí tấn công bạn, đập phá, gây cháy nổ… Ngoài ra, trẻ có thể có những rối loạn tâm lý khác như trầm cảm, lo âu, tăng động, kém tập trung, đáng lo ngại nhất là lạm dụng rượu, ma tuý.

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn ứng xử: do tính khí của trẻ; do trẻ bị tổn thương não, có vấn đề khó khăn trong việc xử lý thông tin, cha mẹ bất hoà, thường xuyên bạo hành nhau… Cũng có trường hợp trẻ phải chịu một áp lực nào đó trong chuyện học, trong tình cảm (bị bạn ruồng bỏ, đơn độc vì là con duy nhất)… Một nguyên nhân cũng rất quan trọng là môi trường sống, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử...

Cần trị liệu tâm lý

Rối loạn ứng xử có nhiều tác động xấu đến đời sống của trẻ và người xung quanh. Trẻ thường vi phạm kỷ luật có thể phải nhận lãnh hậu quả nghiêm trọng về mặt luật pháp. Điều đáng lo nhất là rối loạn ứng xử có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nếu trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần hành vi hung hăng, phá hoại thì nên đưa trẻ đến khám tâm lý để tìm hiểu những yếu tố góp phần vào các rối loạn hành vi của trẻ. Tuỳ theo tình trạng cụ thể, trẻ sẽ được áp dụng các hình thức điều trị: trị liệu tâm lý cá nhân giúp trẻ hiểu những lý do khiến trẻ hành động không tốt, được áp dụng khi nhà trị liệu tâm lý đã tạo được niềm tin và cảm giác tiếp xúc cởi mở, thoải mái nơi trẻ; trị liệu tâm lý theo nhóm có thể hữu ích cho trẻ vị thành niên vì các em dễ dàng tiếp cận các bạn cùng trang lứa hơn với nhà trị liệu; trị liệu nhận thức – hành vi tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm giúp trẻ nhận thức nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề và cách ứng xử mới với các tình huống.

Ngoài ra, các nhà trị liệu còn huấn luyện cách xử trí của phụ huynh để giúp cha mẹ biết cách tương tác với con. Đồng thời cũng cần có sự can thiệp của trường học, đặc biệt là ở trẻ khiếm khuyết học tập cần có chương trình giáo dục đặc biệt. Trong một số trường hợp, nếu có kèm theo trầm cảm hoặc tăng động/kém tập trung, trẻ được điều trị bằng thuốc.

Việc điều trị rối loạn ứng xử cũng không quá khó khăn, chỉ cần cha mẹ luôn quan tâm, kịp thời phát hiện những bất thường nơi trẻ để sớm đưa con đi trị liệu tâm lý.

Theo BS Phạm Ngọc Thanh
.

Tự kỷ là một dạng rối loạn cảm xúc và thần kinh


Từ những hành vi thể chất và giao tế của người tự kỷ, ta có thể dễ cho rằng tự kỷ là một rối loạn tâm lý, nhưng thực ra tự kỷ là một rối loạn sinh học làm cản trở sự phát triển và trưởng thành của não.
“Ở tự kỷ, những phần não bị ảnh hưởng nhiều nhất thường khiến ba nhóm chức năng bị ảnh hưởng,” ông Michael Alessandri, giám đốc điều hành của trung tâm về tự kỷ và các khuyết tật liên quan thuộc trường Đại học Miami nói. “Đó là hành vi xã hội, giao tiếp và những thói quen lặp đi lặp lại, thu hẹp, hay cách trẻ và người lớn tự kỷ tương tác với xung quanh.”
Mặc dù ngày nay, người ta đã nhận ra tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh, theo ông Alessandri, chuyên gia của ABCNews.com’s phụ trách chuyên mục tư vấn qua điện thoại về tự kỷ nói, tự kỷ vẫn có thể được xem như là một rối loạn phức tạp vì triệu chứng quá đa dạng.
“Các nhà khoa học và bác sỹ lâm sàng giờ đã hiểu rằng tự kỷ không chỉ một thực thể đơn lẻ, mà là nhiều hội chứng gây nên rối loạn phổ tự kỷ,” Alessandri nói.

Đang có đại dịch tự kỷ

Từ đại dịch thường hàm ý một sự bùng nổ bất ngờ về số người mắc chứng tự kỷ trong một thời gian nhất định.
Mặc dù theo báo cáo của Cơ quan kiểm soát và phòng bệnh dịch hoa kỳ thì cứ 150 trẻ sinh ra thì có một trẻ mắc chứng tự kỷ, một số chuyên gia có thể nhanh chóng trả lời liệu có phải các ca tự kỷ đang tăng đột biến không.
Một số người cho rằng tình trạng này là do định nghĩa về bệnh tự kỷ đã mở rộng hơn và người ta đã định được bệnh sớm hơn.
“Căn bệnh này không phải đang lan rộng hơn, mà chỉ là người ta phát hiện được bệnh này nhiều hơn thôi,” Dr. Bob Marion, giám đốc trung tâm đánh giá và tái hòa nhập cho trẻ em thuộc trường cao đẳng Y Albert Einstein College of Medicine ở New York nói.
Sheila Wagner, trợ lý giám đốc của trung tâm Tự kỷ thuộc trường đại học Emory University ở Atlanta, bổ sung thêm vì nhận thức của mọi người về bệnh này đã tăng nên người ta phát hiện ra bệnh này nhiều hơn.
“Các phương tiện truyền thông như vô tuyến và phim truyện đã nói nhiều về tự kỷ,” Wagner nói. “Vì thế tự kỷ được số đông dân chúng nhận ra.”

Có thể chữa khỏi bệnh tự kỷ

Một số cha mẹ có thể đã nói rằng chế độ ăn đặc biệt, thuốc và một số can thiệp hành vi đã chữa khỏi bệnh tự kỷ của con, nhưng các cha mẹ khác thử cùng chế độ can thiệp đó thì lại không thấy có kết quả. Có nhiều phương pháp điều trị được lập ra để cải thiện khả năng của người tự kỷ, nhưng chưa ai biết đến cách chữa khỏi bệnh tự kỷ.
“Chúng ta biết là nếu can thiệp sớm cho trẻ và dùng phương pháp ABA thì chúng ta có thể cải thiện chức năng của trẻ,” Marion nói.
Phân tích hành vi ứng dụng, hay còn gọi là ABA, là một hình thức can thiệp dành cho trẻ mới phát hiện ra. Trong đó có các hoạt động lặp đi lặp lại để cải thiện chức năng giao lưu và thể chất cho trẻ.
Nhưng theo Marion, không hề có một phương cách chữa trị khỏi hẳn bệnh tự kỷ, và còn phụ thuộc vào đánh giá của từng bác sỹ xem phương pháp trị liệu đó có đem lại lợi ích lớn nhất cho trẻ tự kỷ hay không.
Với một vài ca, Marion nói, hành vi, trong đó có giao tiếp mắt và tương tác với người khác, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, sẽ cải thiện đáng kể — nhưng những rối loạn sinh học tiềm ẩn sẽ không thể thay đổi được.
“Và đó hoàn toàn không thể gọi là một cách chữa bệnh được,” ông nói.

Tự kỷ là do cha mẹ lạnh nhạt và không yêu thương con

Những năm 1940, bác sỹ người Áo Bruno Bettelheim đã cho ra thuyết kết luận tự kỷ là do cha mẹ, đặc biệt là người mẹ, đã không yêu thương con mình. Những trẻ rơi vào tình cảnh nào sẽ tự thu mình lại và trở thành tự kỷ, Bettelheim tin như thế.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã bác bỏ thuyết “người mẹ tủ lạnh” này. Theo các chuyên gia y học, bệnh tự kỷ của trẻ chẳng hề liên quan đến cách nuôi dưỡng trẻ.
“Chúng ta không hề có chứng cớ thuyết phục nào để cho rằng cha mẹ có thể đã làm hoặc không làm gì đó khiến con mình có thể bị tự kỷ,” Dr. Daniel Geshwind, giám đốc chương trình gen thần kinh và trung tâm nghiên cứu thuộc trường Đại học UCLA nói. “Hầu hết những chứng cớ chúng tôi đang có đều chỉ ra rằng có một nhân tố gien đáng kẻ trong hầu hết các ca tự kỷ, tuy chưa phải là tất cả.”

Người tự kỷ luôn luôn có một tài năng tiềm ẩn hoặc xuất chúng

Stephen Wiltshire, 34 tuổi, rất nổi tiếng là chiếc camera sống.  Anh ta có thể vẽ lại những thiết kế kiến trúc và cảnh quan chi tiết tới từng ngọn cỏ — dù chỉ mới quan sát khu vực đó một lần. Wiltshire đã từng vẽ lại quan cảnh của Tokyo, Rome và London dựa vào trí nhớ sau khi bay trên bầu trời thành phố bằng trực thăng.
Wiltshire là một thiên tài tự kỷ. Anh ta có một khả năng nhận biết bất thường cho phép anh ta nhớ lại từng chi tiết của bản thiết kế, các con số và các số liệu đo đạc thường là quá khó nhớ với người khác.
Khái niệm người tự kỷ là một thiên tài đã được phổ biến đi từ nhân vật Dustin Hoffman trong bộ phim “Rain Man.”
Marion công nhận có một bộ phận nhỏ những người tự kỷ có một số khả năng đặc biệt, nhưng không thể gán đặc tính này cho đại bộ phận người tự kỷ. Ông nói số đông người tự kỷ chẳng hề có một tài năng hay kỹ năng gì làm họ xuất chúng cả.
“Mỗi trẻ đều có điểm mạnh và yếu cả,” Marion nói. “Quan trọng là tất cả trẻ tự kỷ đều phải được đánh giá nhiều mặt bởi các chuyên gia y học đã có kinh nghiệm đánh giá kỹ năng và những khiếm khuyết của trẻ, để định ra một kế hoạch dạy trẻ đem lại lợi ích tối đa.”

Nên cấm trẻ tự kỷ có những hành vi lặp lại thành quy luật

Một trong những dấu hiệu của tự kỷ là có hành vị lặp đi lặp và thành quy luật, theo cuốn cẩm nang định bệnh và thống kê về các rối loạn thần kinh (DSM IV), một công cụ của các bác sỹ để định bệnh tự kỷ.
Trong khi những hành vi này — có thể bao gồm vẫy tay, đập đầu vào tường, hoặc lắc lư người — trông có vẻ kỳ quặc, nhưng thực ra là có mục đích cả: giúp họ bình tĩnh lại; cảm thấy yên ổn; và có thể giúp người đó giao tiếp với người khác, Wagner nói.
Các hành vi lặp đi lặp lại có thể là vấn đề nếu chúng ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình hoặc làm họ không thể sống độc lập được, Wagner nói thêm.
Tuy nhiên, theo Dr. Pauline Filipek, phó giáo sư về thần kinh nhi tại trường đại học California, Irvine, trẻ có thể học để bỏ dần những hành vi lặp đi lặp lại này.
“Thường thì, khi người ta lớn dần, người ta sẽ hiểu ra những hành vi như vậy làm họ khác biệt trong xã hội, và họ học cách giảm thiểu những hành vi này,” Filipek nói.

Người tự kỷ không thể tạo dựng những quan hệ xã hội

“Đây là việc vơ đũa cả nắm và cần phải xét từng trường hợp vì phổ tự kỷ vô cùng rộng,” Marion nói.
Tóm lại, một số người tự kỷ vẫn có thể có quan hệ xã hội nhưng thường không phải là những người bị nặng, Marion nói.
Cẩm nang DSM IV, có phần chỉ dẫn liệt kê “khiếm khuyết về tương tác xã hội” như là một tín hiệu của người tự kỷ. Nhưng không phải mọi trẻ tự kỷ đều có mức độ khó khăn như nhau khi kết nối với mọi người.
“Nhưng với những người bị nặng nhất trong phổ, thì điều này là đúng,” Marion nói. “Nhưng có quá nhiều trẻ vẫn có bạn, và thậm chí một số còn có bạn thân.”

Người tự kỷ là mối đe dọa cho xã hội

“Cho rằng người tự kỷ là nguy hiểm quả là một lối suy nghĩ rất oái ăm tổn hại đến họ,” Wagner nói.
Ý tưởng này xuất phát từ nhiều mẩu tin những người tự kỷ chức năng cao đã bị phát hiện trộm cắp, và có trường hợp giết người.
Tuy nhiên, nếu bạn nhìn tổng thể bộ phận những người tự kỷ, thì số người dính vào tội phạm là rất nhỏ, Wagner nói. Nếu người tự kỷ nào đó có ra tay làm gì thì có thể là họ cảm thấy khó chịu hoặc bị kích động quá mức, chứ không nhất thiết là từ động cơ đen tối, bà nói.

Tai nạn liên hoàn

xem chơi
Hoài Linh
 

Hội chứng 'người mù bỗng nhiên sáng mắt'

Hội chứng ảo giác Charles Bonnet (CBS) được gọi theo tên nhà khoa học người Thụy Sĩ. Hội chứng này thường xảy ra ở người thị lực bị suy giảm nghiêm trọng, và thiếu yếu tố kích thích ở vùng não chi phối thị giác.

Charles Bonnet, nhà khoa học đầu tiên mô tả hội chứng mang tên ông.
Charles Bonnet, nhà khoa học đầu tiên mô tả hội chứng mang tên ông. Ảnh: Wikipedia.
Bác sĩ Dominic Ffytche, ở Viện Tâm thần, thuộc Đại học Hoàng gia London và chuyên gia về CBS, báo cáo có hơn 200.000 trường hợp mắc bệnh này ở Anh. Tuy nhiên, những người mắc phải CBS thường miễn cưỡng tiết lộ trường hợp ảo giác kỳ lạ của họ, vì thế con số thật có thể còn cao hơn nhiều.
Lillian Boyd bị mù trong hơn 20 năm rồi bất ngờ nhìn thấy lờ mờ những hình ảnh lạ lùng chuyển động. Boyd ngạc nhiên khi nhìn thấy hai con chó to lớn giống Labrador xuất hiện trong nhà bà ở hạt Durham nước Anh. Thậm chí, bà còn nhìn thấy vài cô bé ăn mặc đẹp và những người đàn ông lạ mặt.
Ở tuổi 86, Lillian Boyd sợ rằng nếu nói ra trường hợp của mình với bác sĩ hẳn sẽ bị quy là mất trí do tuổi cao. Nhưng, thật ra Lillian Boyd đã mắc phải CBS do bệnh mắt gây ra hơn là vấn đề tâm thần. Các ảo giác không có âm thanh và không thể cảm thấy chúng nhưng lại được nhìn thấy. Bà Boyd cho biết, những vị khách không mời này cũng thường "ở lại suốt ngày" trong nhà bà.
Bác sĩ Ffytche là người tiên phong trong chiến dịch do Hội Mắt Hoàng gia phát động, kêu gọi các bác sĩ cảnh báo sớm những người bị thoái hóa hoàng điểm (AMD), do tuổi cao dễ mắc phải CBS. Số liệu thống kê tiết lộ, ở Anh có khoảng 60% bệnh nhân mất thị lực bị CBS.
Bình thường, các tế bào thần kinh trong võng mạc liên tục gửi luồng xung động đến vùng não chi phối thị giác. Nếu võng mạc bị tổn hại, luồng xung động sẽ yếu đi, và vùng não chi phối thị giác sẽ tự động tạo ra những hình ảnh riêng dẫn đến sự xuất hiện của ảo giác. Ảo ảnh xuất hiện tùy thuộc vào vùng não nào hoạt động mạnh nhất.
Vấn đề hiện nay là giới khoa học chưa lý giải được tại sao người trẻ tuổi bị thoái hóa hoàng điểm ít mắc phải CBS hơn người cao tuổi. Ngoài ra, CBS cũng có thể phát triển sau khi dây thần kinh thị giác ở hai bên mắt bị tổn hại do ngộ độc methanol.
Thông thường những ảo giác chỉ xuất hiện trong vài giây, hay vài giờ nhưng có thể kéo dài suốt ngày như trường hợp của Lillian Boyd. Thậm chí, có một số trường hợp bị ảo giác suốt ba năm liền. Theo Ffytche, ngay đến những người có thị lực bình thường đôi khi cũng rơi vào trường hợp CBS nếu bị bịt mắt khá lâu.
Một nghiên cứu do Ffytche và các đồng nghiệp của ông thực hiện cho thấy, khoảng 20% trong số các trường hợp, bệnh nhân cảm thấy thích thú khi nhìn thấy những hình ảnh lạ lùng, trong khi độ chừng một nửa cho biết không có cảm xúc gì, còn 30% khác bộc lộ sự khó chịu.
Bà Lillian Boyd.
Bà Lillian Boyd.
Năm 2003, một nhà sản xuất chương trình truyền hình tên là Sandra Jones, 54 tuổi, nhìn thấy những gương mặt xuất hiện trên trang sách hay màn hình máy tính hai đến bốn lần trong ngày, nhất là khi đầu óc căng thẳng hay mất ngủ. Cuối cùng, bà chỉ biết đến CBS khi tìm kiếm trên Internet. Năm 2009, các bác sĩ chẩn đoán Sandra Jones bị chứng loạn dưỡng đáy mắt Sorsby - bệnh mắt di truyền hiếm gặp là nguyên nhân dẫn đến AMD.
Hội chứng ảo giác được Charles Bonnet mô tả lần đầu tiên vào năm 1769, đó là trường hợp xảy ra với ông nội 89 tuổi của ông, người gần như bị mù cả hai mắt do đục thủy tinh thể (cườm khô) nhưng vẫn nhìn thấy đàn ông, phụ nữ, chim chóc, xe ngựa, nhà cửa, thảm lát sàn.
Nhà sử học Lord Dacre of Glanton cũng mắc phải CBS và nhìn thấy những con ngựa, xe đạp, và rất nhiều quang cảnh lướt nhanh qua mắt giống như một người đang ngồi trong xe lửa đang chạy nhanh. Những gương mặt người hay vật thể được nhìn thấy thường mờ, chập chờn và không rõ đường nét. Một đặc điểm của các ảo giác là người bệnh thường nhìn thấy những vật thể hay con người nhỏ hơn bình thường hay tí hon.
Theo số liệu thống kê, CBS thường xảy đến với những người trên 65 tuổi với tỉ lệ từ 10% đến 40%. Hiện tại, không có cách điều trị nào được chứng minh có hiệu quả đối với CBS. Nhưng, có một báo cáo cho rằng, loại thuốc chống suy nhược và âu lo có thể có tác dụng đối với các bệnh nhân CBS.
Hội chứng ảo giác Charles Bonnet được mô tả trong nhiều cuốn sách như "Những bóng ma trong não" của tác giả Vilayanur S. Ramachandran, "Những ảo giác" của Oliver Sacks hay "Những trò chơi thần thánh" của Vikram Chandra. Thậm chí, có hẳn một bộ phim của Ấn Độ về CBS "Jawan of Vellimala" được chiếu năm 2012.
Bác sĩ Ffytche là người cố gắng tìm ra những biện pháp để giúp bệnh nhân CBS được giải thoát khỏi những ảo giác khó chịu. Ông cho rằng: "Ảo ảnh có xu hướng xuất hiện nơi những người bị mất ngủ cho nên cách tốt nhất là cố gắng giữ cho đầu óc luôn tỉnh táo và ngủ đủ giấc".
Bác Ffytche cũng khuyên nên tập kích thích các đầu ngón tay bằng khối rubik hay xúc xắc. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tập chuyển động mắt, đứng lên và ngồi xuống, nín thở. Thuốc an thần thường được chỉ định cho những trường hợp nặng song dễ gặp những tác dụng phụ khó chịu như nôn mửa, rùng mình hay tiêu chảy.

FB sưu tầm 22-6-2013



Vao cho Dong Xuan o Berlin tim viec lam. Nhung thay nguoi Viet mien Bac sang Duc tu cach lem nhem. Khong bang 1 phan 10 nhung nguoi mien Nam di tan nam 75. Minh la nguoi mien Bac dau long ma cong nhan vay. Thoi ko xin viec nua. Viet blog dau tranh voi luan dieu tuyen truyen nhoi so vay.
Thích · · Chia sẻ · 14 giờ trước