- Bạn, Thuận Euro và 113 người khác thích điều này.
- Shady Attack 1 kieu dieu hoa mau thuan ,vua dam vua xoa ......cho thay la' o' bon toi k co' thanh kjen vs may ng dau ,bon toi mun' hoa hop
tai 1 quoc gia ai nam' suc manh kjnh te' ng do' nam quyen ,mak mie may lao nha' nc thj' lam' an thua sac mau' trong khi tu nhan cang' ngay' cang' phat' len ,loi keo' dung' chung 1 con tau' quyen' loi nhom' nhan doi :))) - Mong một ngày nắng sẽ lên. Cho con tim lại được yêu thương. Đừng vội đưa ra đánh giá bất cứ điều gì về ĐCS bởi vì họ làm gì cũng có lý do. Hơn nữa chủ doanh nghiệp tư nhân - "giai cấp tư sản bóc lột" chỉ tồn tại ở các nước tư bản, nó phân hóa mới rõ ràng thôi. kinh tế nước mình phát triển k thể k kể đến tư nhân. chuyện này nếu có cũng chỉ là bình thường.
- Luu Quang Minh năm 1980 cứ 5 gia đình thì có 4 gia đình có ít nhất 1 đảng viên
năm 2010 cứ 5 gia đình thì có 4 gia đình có ít nhất 1 người khuyên những thành viên còn lại trong gia đình không vào đảng :))))) - Apple Sài Gòn @mong một ngày ...: thôi ngưng sủa đi đkm lúc giải phóng 1975 tiêu diệt giai cấp tử sản quốc hửu hoá các tư liệu sản xuất tước bỏ quyền sở hửu đất đai vậy bi giờ làm vậy có nghĩa là lúc trc đảng ăn cướp của dân ah ?? Trong triếc học Marc Lenin có câu nào đưa chế độ tư sản vào Đảng ko ??? Vậy nếu đưa giai cấp tư sản vào đảng vậy đảng đag phủ nhận sự tồn tại và đấu tranh từ 1975 đến giờ hả..
Trả lời a giùm đi con cẩu - Duy Anh chết rồi, bọn tư bản dãy chết đang âm mưu diễn biến hòa bình đó, toàn đảng toàn dân phải hết sức tỉnh táo nghe chưa :))
- Nguyen Van Hieu VN rất sáng tạo mà, đâu có rập khuôn. . .hehehe. Đcs VN có tư tưởng hcm sống mãi . . . trong lăng đó à . . . hà hà hà . . .
- Anh Sau Kien Giang Đảng chỉ muốn tô thêm nhiều màu sắc hấp dẩn lên mình con quái thai XHCN để tiếp tục lường gạt nhân dân Việt nam. Lập nên một thành trì mới để bảo vệ cho một chế độ độc tôn độc đảng sắp bị xụp đổ, nhưng "chạy trời không khỏi nắng"
- An D. Van Hồi xưa đánh "nó" để cướp tiền của nó, ngày nay thu dụng nó để "nó" kiếm tiền về cho mình...cướp tiếp! =))
- Khai Vu Năm rồi tôi được cử đi học lớp cảm tình đảng cho doanh nghiệp, chưa học được tí gì đã phải nộp trăm rưỡi để mua tài liệu. Chiều học xong mang đống tài liệu về chép tuần sau được cấp giấy chứng nhận loại giỏi. .
- Thuanphong Nguyen Thưc chất chúng đều là lũ bóc lột hết cả thảy vậy mà vẫn có những chú cừu cứ suốt ngày nhai đi nhai lại cái điệp khuc ngớ ngẩn ...
- Thanh Hai Doan Ket nap may boss do vao Dang CS. Lieu cac bac ay co gom het tai san vao cong lai chia cho dan ko nhi?
- Khanh Ngoc Rất hài hước! Nếu điều này xảy ra vào những năm phong trào Cộng Sản còn mạnh trên thế giới thì hành động này gọi là phản bội lý tưởng CS. Còn bây giờ chỉ phản ánh rằng CS chỉ còn là cái áo khoác nâu sồng của ông thầy tu đã ăn vụng thịt chó và bây giờ thì công khai yêu cầu đám chú tiểu phải gọi thịt chó là "đậu hũ mặn". Hahahah. Còn tại sao ông thầy tu không chịu cởi áo nâu thì các bạn tự luận ra rồi.
- Nguyên Khang Nhìn bạn đặng thị hoàng yến đi, muốn cho sống thì sống muốn phải chết thì chết ... Nhào vào
- Victor Bui Nói chung bây giờ kết nạp giai cấp nào vào ĐCS cũng đều là hình thức và bệnh thành tích hết
112 Khương thượng Hà nội * ĐT: 0438538337 * * Mobile: 0912445252 * * Sửa chữa, mua bán, trao đổi máy giặt, tủ lạnh, điều hòa; vỏ, lồng máy giặt và linh kiện điện lạnh
Sưu tầm 12-10-2012
TT Nguyễn Tấn Dũng không còn được Đảng tín nhiệm?
Phụng Việt, viết từ Singapore
2012-10-11
Chỉ có 40 trong số 175 đại biểu chính thức, tham dự Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11, bỏ phiếu tán thành việc TT Nguyễn Tấn Dũng có thể tiếp tục đảm nhiệm vai trò Thủ tướng.
AFP PHOTO
Tin đồn giữ vai trò dẫn dắt dư luận đang là điều càng ngày càng bình thường trong sinh hoạt chính trị - xã hội tại Việt Nam. Sự kiện Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11 không phải là ngoại lệ.
Hội nghị này khai mạc hôm 1 tháng 10 và được cho biết là sẽ kéo dài cho đến hết ngày 15 tháng 10.
Mâu thuẫn quyền lực?
Trong khi các nguồn chính thức chỉ dẫn ý kiến của ông
Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng CSVN – xác nhận hôm khai mạc, ít hội
nghị nào có nhiều nội dung và thời gian họp kéo dài như Hội nghị lần
thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11 (quen được gọi tắt
là Hội nghị Trung ương 6) và: “Tất cả vấn đề được bàn và quyết định đều rất quan trọng và phức tạp”,
thì nhiều tin đồn loang rộng lại rất giống nhau ở yếu tố, Hội nghị
Trung ương 6 chỉ nhằm giải quyết mâu thuẫn quyền lực giữa những cá nhân
lãnh đạo Bộ Chính trị Đảng CSVN. Theo đó, cả ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng
Bí thư, ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, đều cùng muốn chặn ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng của
Chính phủ Việt Nam gây thêm các hậu quả nghiêm trọng cho chính trị -
kinh tế - văn hóa – xã hội Việt Nam, do những hậu quả này đe dọa gây
nguy hại cho sự tồn tại của Đảng CSVN.
Tuy ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Hội nghị Trung ương 6 là dịp
để Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11 bàn, quyết định các “vấn
đề rất quan trọng”, tất nhiên, tầm quan trọng của các vấn đề được bàn và
quyết định, chắc chắn không chỉ ảnh hưởng tới nội bộ Đảng, mà còn tác
động đến tương lai của Việt Nam, lẫn đời sống dân chúng Việt Nam nhưng
trong suốt 10 ngày đầu của tháng 10, các nguồn chính thức không cho biết
thêm bất kỳ thông tin nào về Hội nghị Trung ương 6. Đây cũng là lý do
công chúng tìm đến các trang web, trang blog, trang cá nhân trong hệ
thống facebook để tìm và chia sẻ thông tin với nhau. Những thông tin
dưới dạng tin đồn, mô tả Hội nghị Trung ương 6 đã và đang diễn ra trong
không khí hết sức ngột ngạt, căng thẳng. Các đại biểu (175 thành viên
chính thức và 25 thành viên dự khuyết), bị giám sát chặt chẽ cả trong
thời gian tham dự hội nghị lẫn những sinh hoạt bên ngoài hội trường. Mỗi
đại biểu được phát một tập tài liệu khoảng 300 trang, trong đó có nhiều
thông tin, hình ảnh, hệ thống hàng loạt sai phạm của Thủ tướng đương
nhiệm. Những tin đồn còn loan báo các giải pháp về nhân sự, diễn biến
trên hội trường… Đáng chú ý là bình luận của độc giả - những người dùng
Internet tại Việt Nam – trên các trang web, trang blog và hệ thống
facebook, thay đổi từng giờ theo tin đồn, họ hưng phấn trước tin đồn Thủ
tướng sẽ thôi làm nhiệm vụ, tỏ ra chán nản – bi quan – thậm chí chửi
đổng trước tin đồn rằng, mọi thứ vẫn như cũ.
Tin đồn gần đây, liên quan đến Hội nghị Trung ương 6,
được nhiều trang web, trang blog và trang cá nhân trên hệ thống facebook
dẫn lại, do một blog có tên “Quan làm báo” tung ra. Theo đó, tại một
cuộc họp tuy là riêng biệt, chỉ dành cho các thành viên Bộ Chính trị
nhưng vẫn trong khuôn khổ Hội nghị Trung ương 6, diễn ra vào tối Chủ
nhật vừa qua, dẫu cho Thủ tướng đương nhiệm đã “nhũn”, không “tả xung,
hữu đột”, chống lại các cáo buộc như trên hội trường, nơi diễn ra Hội
nghị Trung ương 6, song ông vẫn chỉ nhận được 4 phiếu tín nhiệm từ 14
thành viên Bộ Chính trị. Cũng trong tin đồn vừa nêu, blog “Quan làm
báo” còn đưa ra một chi tiết khác, đó là ông Nguyễn Minh Triết, thành
viên Bộ Chính trị Khóa 10, cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, đã dọa ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư hiện nay của
Đảng CSVN – rằng: “Nếu các anh mà không làm đến nơi đến chốn thì chính tôi sẽ cầm đầu biểu tình chống lại các anh!”.
Có phải là tin đồn?
Đáng ngạc nhiên là trước hiện tượng dư luận đang bị tin đồn dẫn dắt, các nguồn tin chính thức không hề có bất kỳ động thái nào nhằm “định hướng dư luận”. Ngoài luận điểm quen thuộc, thường được lập đi, lập lại là tất cả tin đồn đều do những thế lực, thù địch, phản động tung ra, nhằm phá hoại niềm tin vào Đảng của cán bộ, đảng viên, dân chúng và gây mất ổn định chính trị, vẫn chưa thấy các nguồn tin chính thức cung cấp kịp thời những thông tin chính xác, trung thực để “củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, tăng cường niềm tin trong nhân dân”.Tin mới nhất liên quan đến Hội nghị Trung ương 6, mà các nguồn chính thức vừa loan báo hôm qua, là “Hội nghị Trung ương 6 đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình”. Phần quan trọng nhất đó được các nguồn chính thức mô tả là: “…nghe Bộ Chính trị báo cáo kết quả Kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Nghị quyết Trung ương 4… Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến để Bộ Chính trị thông qua các nội dung, đặc biệt là nội dung Kiểm điểm của một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. Các tài liệu báo cáo được tổng hợp theo đúng những nguyên tắc của Đảng, tôn trọng sự thật đồng thời bám sát tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư và đã được đưa ra Trung ương phục vụ các đồng chí Ủy viên nghiên cứu, đánh giá, cho ý kiến…”. Đối chiếu tin này với tin ban đầu, cũng do các nguồn chính thức loan báo vào hôm khai mạc Hội nghị Trung ương 6 thì điểm gây nhiều ngạc nhiên là tin khai mạc của các nguồn chính thức, không sát với nội dung và diễn biến thực sự Hội nghị Trung ương 6, bằng… các tin đồn. Trong tin khai mạc Hội nghị Trung ương 6, các nguồn chính thức chỉ cho biết, hội nghị này sẽ tập trung bàn về ba vấn đề: thứ nhất là kinh tế - xã hội năm 2012, thứ hai là phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, thứ ba là một số vấn đề về xây dựng Đảng.
Tin đồn dẫu sao cũng chỉ là tin đồn. Người ta vẫn phải chờ các nguồn chính thức xác nhận ông Nguyễn Tấn Dũng có còn tiếp tục đảm nhận vai trò Thủ tướng của Chính phủ Việt Nam hay không (?). Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhu cầu thông tin của công chúng và khả năng cung cấp thông tin của các nguồn tin chính thức luôn có khoảng cách rất lớn. Khoảng cách đó đang được các tin đồn lấp đầy. Ít nhất, những diễn biến thông tin liên quan đến Hội nghị trung ương 6, thêm một lẫn nữa cho thấy, hệ thống truyền thông chính thức khó mà có thể làm tròn nhiệm vụ “củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, tăng cường niềm tin trong nhân dân, giữ vững sự ổn định chính trị”.
Loãng xương dễ tử vong
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ít vận động… Biến chứng do loãng xương nguy hiểm không kém nhồi máu cơ tim và đột quỵ với tỉ lệ tử vong 20% và thương tật vĩnh viễn đến 50%.
Lâu nay, nói đến loãng xương, người ta thường nghĩ nữ giới mới mắc. Theo các chuyên gia y tế, đây là sự ngộ nhận tai hại vì nam giới cũng có nhiều nguy cơ loãng xương và khi đã mắc bệnh rồi thì rất nguy hiểm.Té là gãy
Theo các bác sĩ (BS), nguyên nhân loãng xương ở nam giới là do sự suy giảm của testosterone - hormone cần thiết cho độ cứng cáp và mật độ xương. Cùng với tuổi tác hoặc bất kỳ lý do gì khiến testosterone giảm thì cũng kéo theo chứng loãng xương ở nam giới. Xương bắt đầu suy yếu khi bước vào độ tuổi 35-40 và tuổi càng cao, quá trình loãng xương diễn ra càng nhanh. Thông thường, nam giới loãng xương ở lứa tuổi sau 65. Tuy nhiên, tình trạng mắc bệnh này đang trẻ hóa, có người mới chỉ 30 tuổi, do lười vận động, uống nhiều bia rượu.
Nên khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh loãng xương - Ảnh: Chiêu Anh |
Hệ quả nặng nề
Các BS cho biết loãng xương đang được xem là một “dịch bệnh” âm thầm lan rộng khắp cộng đồng vì bệnh thường không có triệu chứng đặc hiệu nào, chỉ phát hiện được khi đã bị gãy xương.
Kết quả khảo sát từ nhóm nghiên cứu của ThS-BS Hồ Phạm Thục Lan, Khoa Nội Cơ xương khớp Bệnh viện Nhân dân 115, cũng cho thấy Việt Nam hiện có tới 30% phụ nữ và 10% nam giới trên 50 tuổi bị loãng xương; tổng số người mắc bệnh này khoảng 2,8 triệu. Nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới dễ bị gãy cổ tay, xương đùi, xương đốt sống hơn nếu như bị loãng xương. Nguy hiểm hơn, có đến 30% nam giới tử vong sau một năm bị gãy xương hông. Tuy nhiên, trong cộng đồng, việc ý thức phòng căn bệnh này cũng như nhận thức những hệ lụy nghiêm trọng của nó hiện chưa được quan tâm.
Theo BS Lê Anh Thư, bệnh loãng xương như “sát thủ” thầm lặng đối với sức khỏe con người, nếu mắc phải sẽ để lại hậu quả nặng nề. Gãy xương làm người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, có thể tàn phế, phải sống phụ thuộc vào người khác, thậm chí gia tăng nguy cơ tử vong. Khoảng 30% - 50% trường hợp chết trong vòng một năm sau gãy cổ xương đùi. Tỉ lệ bị gãy cột sống ở nam giới nghiện thuốc lá cao gấp đôi so với người không hút. Biến chứng gãy xương do loãng xương nguy hiểm không kém nhồi máu cơ tim và đột quỵ với tỉ lệ tử vong 20% và đến 50% bị thương tật vĩnh viễn.
Liên đoàn Chống bệnh loãng xương thế giới (IOF) đánh giá hiện nay tại châu Á, trong đó có Việt Nam, chi phí điều trị loãng xương tăng rất nhanh. Ước tính tới năm 2050, thế giới có thể phải tiêu tốn tới trên 131 tỉ USD để chữa trị những ca chấn thương liên quan đến loãng xương.
Tốt nhất là phòng ngừa Các BS lưu ý khi phát hiện dấu hiệu lâm sàng, cơ thể đã bị mất 30% khối lượng xương. Biểu hiện là người bệnh thường đau mỏi mơ hồ vùng cột sống, đau dọc các xương dài, mỏi cơ bắp hay bị chuột rút, đau theo khoang liên sườn, đau khi ngồi lâu hoặc thay đổi tư thế, đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở, hạn chế vận động. Vì vậy, mọi người cần tự cứu mình khi chưa muộn thông qua việc tập luyện thể dục thường xuyên và duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng. BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, khuyên phần lớn các trường hợp loãng xương có thể phòng ngừa được bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như thực hiện chế độ ăn đủ canxi, đủ vitamin D đồng thời tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bổ sung canxi nếu cần, tăng cường thể dục, không hút thuốc, uống rượu ít, duy trì cân nặng hợp lý… |
Nhiễm Asen trong nước ngầm tại Hà Nội: Nguy cơ cần cảnh báo
Khảo sát hiện trạng nước ngầm trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy ở đây đều nhiễm Asen, tuy nhiên không đồng đều.
>> Hàng trăm hộ dân phải dùng nước nhiễm độc Asen
Thời
gian vừa qua, câu chuyện về hàng trăm hộ dân thuộc cụm dân cư khu nhà ở
N01, N02, N03, N04, N05 thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (Hà Nội)
phát hiện ra nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm Asen khiến dư luận xôn xao.
Tuy
nhiên, một thực tế cho thấy không phải đến bây giờ vấn đề nước nhiễm
Asen vượt mức cho phép mới được phát hiện. Mức độ nguy hại này đã được
đề cập cách đây hàng chục năm. Song, kinh tế - xã hội phát triển nhanh
cùng với sự gia tăng về dân số ở thủ đô Hà Nội thì việc đáp ứng nhu cầu
về nước sạch, nước đảm bảo vệ sinh cho người dân chưa được đảm bảo.
Vậy
đâu là nguyên nhân sâu xa của hiện tượng trên, biện pháp nào để khống
chế hiệu quả được lượng Asen trong nước sinh hoạt? PV đã có cuộc phỏng
vấn PGS.TS Trần Hồng Côn, Chủ nhiệm bộ môn công nghệ hóa học (khoa Hóa,
Trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐHQG Hà Nội) về vấn đề này.
PGS.TS Trần Hồng Côn
Xin ông cho biết, Asen là chất gì? Cơ chế nào sinh ra Asen trong nước ngầm?
PGS.TS Trần Hồng Côn: Asen
hay còn gọi là thạch tín. Cách đây 3000 - 4000 năm, con người đã biết
đến thạch tín và được liệt vào chất cực độc. Vì thế các cụ ta mới có câu
“nhất nhân ngôn (Cyanua), nhì thạch tín”, nếu ngộ độc một hai thứ đó
thì vô phương cứu chữa. Tuy nhiên, thạch tín lại không phải là nguyên tố
hiếm mà phân bố với hàm lượng tương đối lớn trên vỏ trái đất, tồn tại
dưới dạng ít tan và hầu như không tan.
Trước
đó công nghệ chưa phát triển nên ta chưa phát hiện và phân tích được độ
nhiễm Asen. Thêm nữa, kinh tế xã hội ngày càng phát triển cộng với sự
gia tăng dân số nhanh thì việc sử dụng nguồn nước giếng khơi, nước mặt
không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Trong khi nguồn nước
mặt này ngày càng ô nhiễm, người dân phải chuyển sang khai thác nước
ngầm vì nước ngầm không bị ô nhiễm vi sinh vật, hầu như là vô trùng, các
chất hữu cơ không có.
Cách
đây hàng chục năm, trên thế giới đã có nhiều nước dùng nước ngầm để
sinh hoạt, đặc biệt là nước Bangladesh - quốc gia bị coi là nhiễm Asen
nghiêm trọng nhất thế giới. Nhưng tại thời điểm đó chúng ta chưa phát
hiện và phân tích được độ nhiễm Asen.
Đến
khi phát hiện ra trên quốc gia này có nhiều bệnh do Asen gây ra, thì
lúc đó người ta mới chú ý đến và đi tìm Asen là chất như thế nào?
Đi
tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, người ta tiếp tục phát hiện ra một loạt
các vùng đồng bằng như Đồng bằng sông Hồng, sông Mê Kông bắt nguồn từ
nam dãy núi Hymalaya cả khối địa chất, địa mạo đó gần gần giống nhau nên
có nguy cơ nhiễm Asen cao.
Đến
khi chúng tôi tiến hành khảo sát tập trung vào những đồng bằng các sông
lớn như đồng bằng sông Hồng, ĐB sông Mã, ĐB sông Cửu Long cho thấy ở
đây đều nhiễm Asen trong nước ngầm, nhưng nhiễm không đồng đều và có
hình da báo tức là chỗ nhiễm nặng, chỗ lại nhiễm ít hơn. Vì theo cơ chế:
mưa xối xuống núi, phong hóa các chất, tạo thành phù sa, phù sa theo
các sông chảy về bồi tích thành đồng bằng, đồng bằng tích lũy các chất
như Asen 5 và kết tủa của nó cộng với lá cây phân hủy tạo thành yếm khí
do đó không giải phóng được Asen trong nước ngầm.
Mặt
khác ở vùng núi chứa nhiều quặng Sunfua và Asennua, nên hầu hết nước
ngầm ở đồng bằng đều có nguy cơ ô nhiễm. Còn vùng núi chỉ có những vùng
khai thác vàng hay khai thác quặng sunfua đa kim thì nước suối tại một
số khu vực đó có nguy cơ ô nhiễm, nhưng nguy cơ này theo mùa. Ví dụ về
mùa khô thì ô nhiễm nặng hơn, mùa mưa ít hơn vì nước suối đã cuốn trôi
nên ô nhiễm nhẹ. Nhưng độ nhiễm Asen trong nước ngầm lại tương đối ổn
định.
Mức độ nhiễm Asen trên địa bàn TP Hà Nội như thế nào, thưa ông?
Chúng
tôi đã nghiên cứu, khảo sát hiện trạng nhiễm Asen trong nước ngầm ở khu
vực Hà Nội liên tục từ năm 1998 đến 2000. Sau đó công bố bản đồ nhiễm
Asen trên địa bàn TP vào năm 2001 trên tạp chí Khoa học công nghệ và môi
trường của Mỹ. Đến nay đơn vị vẫn tiến hành nghiên cứu thường xuyên vì
nước ngầm hầu như không thay đổi.
Khảo
sát hiện trạng nước ngầm trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy ở đây đều
nhiễm Asen. Chỉ có điều, thứ nhất là mức độ nhiễm không đồng đều mà theo
hình da báo, tức chỗ nhiễm nặng, chỗ lại nhiễm ít hơn, có những mũi
khoan vào nước ngầm chứa chất Asen dưới mức cho phép.
Thứ hai là ở dưới những tầng nước tuổi càng cao, càng sâu thì mức độ nhiễm Asen thấp hơn tầng trên.
Tiến
hành khảo sát hiện trạng nhiễm Asen trong tám điểm giếng đang khai thác
nước ngầm phục vụ các nhà máy nước của Hà Nội cho thấy hàm lượng Asen
trong nước ngầm không đảm bảo an toàn mà lúc lên lúc xuống, không kiểm
soát được.
Cho
đến bây giờ chưa có nhà máy nước nào lắp thêm công đoạn xử lý Asen,
chính vì vậy không kiểm soát được hàm lượng Asen trong nước.
Sử
dụng nước bị nhiễm Asen quá mức cho phép trong một thời gian dài thì cơ
thể bị phơi nhiễm Asen mãn tính. (Ảnh do PGS.TS Trần Hồng Côn cung cấp)
Vì
sao nước ngầm sinh hoạt đã qua xử lý tại các nhà máy nước như Hạ Đình,
Pháp Vân, Yên Phụ vẫn cho kết quả hàm lượng Asen cao hơn mức cho phép
như vậy?
Chúng
tôi xác định trong nước ngầm ở đồng bằng sông Hồng có lượng sắt nhiễm
tương đối cao, nước rất đục, không thể ăn uống, tắm giặt được nên hầu
hết các gia đình khi đào giếng khoan đều xây bể lọc cát để lọc lấy nước
trong. Bằng cách xử lý truyền thống là qua bể lọc cát sắt bị oxi hóa kết
tủa lại, đọng lại trong cát, Asen cũng bị thu vào đó mà giảm đi nhiều.
Vì sắt là chất hấp thị tốt nhất đối với Asen, đồng thời kéo Asen đi. Nên
nguy cơ Asen còn tồn trong nước giảm. Nếu như hàm lượng sắt đủ lớn thì
nó sẽ làm giảm hàm lượng Asen tới 90%, còn thông thường nó có thể đạt từ
30 - 70 %.
Như vậy, có thể nói công nghệ xử lý nước cấp của chúng ta hiện nay có xử lý Asen nhưng không chủ định.
Chính
vì vậy những nguồn nước ngầm nhiễm Asen nặng, nước sau khi xử lý để cấp
cho sinh hoạt có thể không xử lý được Asen đạt yêu cầu ở mức độ an
toàn, hoặc có lúc thấp, có lúc vượt, chưa kiểm soát được...
Vì xử lý Asen không chủ định nên ta
thấy có một “nghịch lý": các bể lọc nước nếu để lâu ngày tích lũy được
nhiều Hydroxit sắt thì khả năng xử lý Asen tốt hơn. Trong khi đó bể lọc
cần được thường xuyên rửa để khả
năng lọc nước tốt và nhanh hơn, tăng thêm khả năng lọc sắt, nhưng khả
năng giữ Asen lại giảm khiến lượng Asen còn lại trong nước cấp có thể
cao hơn.
Tại
các nhà máy nước hiện nay vẫn giữ công nghệ lọc nước truyền thống, lọc
sắt là chính, lọc Asen một cách không chủ định. Lượng Asen trong nước
ngầm ở mỗi khu vực lại khác nhau, nên vẫn cùng cách xử lý đó, nếu ở nơi
có hàm lượng Asen cao thì nước sau xử lý cũng cao hơn và ngược lại.
Ông
có bất ngờ trước thông tin người dân tại cụm dân cư Phú Mỹ (Mỹ Đình –
Hà Nội) cho biết nước nhiễm Asen vượt ngưỡng cho phép hơn 40 lần? Mức độ
vượt quá ngưỡng như vậy có ảnh hưởng tới sức khỏe người dân?
Con
số này khiến tôi rất bất ngờ. Vì ngay trong nguồn nước bình thường (tức
là nguồn nước dùng cho mục đích sinh hoạt) không phải nước ngầm có hàm
lượng Asen 0,3mg/l (gấp 30 lần) trên thế giới người ta đã khuyến cáo
đóng cửa giếng vì rủi ro rất lớn. Thế nhưng hàm lượng Asen lên tới hơn
40 lần, trong khi người dân đã sống ở đây mấy năm mà vẫn cứ dùng khiến
tôi rất ngạc nhiên.
Theo
khuyến cáo của WHO, nước bị coi là nhiễm độc Asen là nước có hàm lượng
Asen từ 0,01mg/lít trở lên. Sử dụng nước bị nhiễm Asen quá mức cho phép
trong một thời gian dài thì cơ thể bị phơi nhiễm Asen mãn tính.
Asen
là tác nhân gây ra 19 loại bệnh khác nhau, trong đó đặc biệt là bệnh
ung thư da và ung thư phổi. Người uống nước nhiễm Asen lâu ngày sẽ có
các đốm sừng trên thân thể hay các đầu chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hóa
da, gây sạm và mất sắc tố, từ đó dẫn đến hoại da hay ung thư da.
Bệnh
sừng hóa thường xuất hiện ở tay, chân, lòng bàn tay, gan bàn tay. Tình
trạng nhiễm asen lâu ngày còn có thể gây ung thư (gan, phổi, bàng quang,
thận).
Trường
hợp mãn tính cho đến bây giờ chưa có thuốc nào chữa được. Với trường
hợp uống nước nhiễm Asen lâu ngày, chưa phát hiện ra ung thư thì mới có
phác đồ điều trị là cách ly bệnh nhân ra khỏi nguồn nước ô nhiễm, uống
vitamin để cơ thể tự đào thải độc tố ra ngoài.
Trong
trường hợp ngộ độc cấp tính như bị đầu độc, uống phải một liều lượng
thạch tín nhất định khi đó Asen vào cơ thể làm tan hồng cầu, dẫn đến
thiếu máu, da vàng, các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxi, nên chỉ sau
24 – 36 tiếng sẽ tử vong.
Trước
đó, người dân ở Phú Mỹ đã phát hiện phía đơn vị cấp nước đã thuê người
đổ hóa chất vào trạm nước. Phía đơn vị cấp nước thừa nhận hóa chất đó là
nước Javel và được phép dùng trong nước giếng khoan. Cách xử lý này có
đúng không, thưa ông?
Nước
Javel dùng để xử lý nước chỉ có mục đích tiệt trùng, là một bước đệm
cho việc xử lý Asen chứ chưa thể xử lý được gì. Nếu cứ đổ ồ ạt vào mà
không theo mức độ cho phép thì với lượng dư của chất oxi hóa đó sẽ gây
ngộ độc theo một cơ chế khác.
Nếu
lượng Clo trong nước nhiều quá, khi mở ra ta hín vào thì lượng oxi hóa
đó theo cơ thể chạy vào vào trong phổi, gây tức thở, ho thậm chí nếu
tiếp xúc lâu khiến các phế nang bị thương tổn, dẫn đến chảy nước vàng
hay còn gọi là hiện tượng tràn dịch màng phổi.
Nếu chất Javel trong nước cao quá có thể gây mẩn ngứa, gây tổn thương những điểm trên da.
Theo ông, làm thế nào để khắc phục triệt để tình trạng nước ngầm bị nhiễm Asen trong điều kiện hiện nay?
Theo
cách vĩ mô, để lượng Asen trong nước sinh hoạt ở mức cho phép, ở mỗi
nhà máy nước cần cải tiến công nghệ lọc nước, có thêm công đoạn xử lý
Mangan và Asen ngay tại nguồn cấp nước.
Còn
đối với các hộ dân nếu có nước giếng khoan cần kiểm tra nước giếng
trước khi dùng để ăn uống. Không ăn uống nước giếng khoan bị nhiễm Asen
chưa qua xử lý.
Với biện pháp trước mắt chúng có thể yên tâm sử dụng bộ lọc Asen tại nhà đối với nước dùng cho ăn uống.
Xin cảm ơn ông./.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)