(Attention Deficit Hyperactivity Disorder ADHD)
Bác sĩ Avril Brereton
Chứng Tự Kỷ và Tật Hiếu Động Thiếu Chú Ý là hai loại bệnh chính
về sự phát triển thần kinh, bắt đầu lúc trẻ còn nhỏ. Những triệu
chứng của việc thiếu sức chú ý và hiếu động là vấn đề thường gặp nơi
trẻ tự kỷ. Vấn đề hiếu động quá mức, thiếu chú ý và hành vi bốc đồng
nơi trẻ nhỏ không phải là chuyện mới mẻ, mà đã được tài liệu y khoa mô
tả từ thế kỷ 19.
Nguyên nhân của chứng ADHD là gì ?
Những lý thuyết hiện thời cho là có sự tương tác giữa
- đặc tính di truyền
- hệ thần kinh trung ương hoạt động bất toàn do có chấn thương trước hay sau khi sinh, hay gặp biến cố có độc tính, và
- ảnh hưởng của môi trường và xã hội
ADHD được định bệnh ra sao ?
Việc định bệnh được dựa trên nhận xét do khám nghiệm là có đủ
triệu chứng về việc không chú ý và hiếu động/bốc đồng cùng với quyết
định là các triệu chứng này gây ra hư hại đáng kể trong sinh hoạt hằng
ngày trong ít nhất hai lần khung cảnh, và không phù hợp với mức phát
triển của trẻ. Việc định bệnh đòi hỏi có quá trình cẩn thận và đầy đủ
về sự phát triển và hành vi của trẻ, do cha mẹ và người biết chuyện
như thầy cô cho biết, cùng với sự quan sát về trẻ khi có sinh hoạt tự do
lẫn sinh hoạt theo qui củ. Cuộc thẩm định theo qui củ về tri thức,
ngoài việc cho thông tin về những khó khăn riêng biệt về học tập và các
vấn đề liên hệ như khiếm khuyết về ký ức thính giác ngắn hạn, cũng sẽ
làm lộ các trục trặc về sự định trí và tính dễ bị chia trí.
Triệu Chứng rao sao ?
Ngoài việc rất dễ bị chia trí và thiếu chú ý, trẻ có chứng ADHD:
- thiếu óc tổ chức và thường không thể làm theo thông lệ hay hoàn tất việc được giao phó
- khó mà theo dõi hành vi của mình và do đó hay ngắt lời người khác
- khó làm theo luật
- có hành vi không thích hợp và bốc đồng
Trẻ nào còn bị thêm tính hiếu động:
- thường xuyên chộn rộn và táy máy ngọ nguậy
- khó mà ngồi yên chỗ
- làm như có động cơ máy thúc đẩy em
Những hành vi này chịu ảnh hưởng của môi trường và mức độ của
kích thích bên ngoài và sự phức tạp của cảm quan. Vì vậy, người quan
sát có thể ghi nhận khác biệt về hành vi dựa trên tính cách của môi
trường. Thí dụ thầy cô trong lớp học nhộn nhịp ồn ào dễ nhận ra sự
thiếu chú ý so với người phụ giáo kèm trẻ học riêng ở thư viện yên
tĩnh. Dầu vậy, triệu chứng và sự hư hại thường được quan sát thấy trong
mọi mặt của cuộc sống hằng ngày của trẻ, ít nhất tới một mức nào đó.
Vấn đề liên hệ:
Những triệu chứng tiên khởi của ADHD nơi trẻ con thường dẫn tới
sự tương tác có tính thù nghịch với trẻ khác và chúng có thể không
cho em chơi chung.
Đa số trẻ có ADHD có những khó khăn khác trong việc học với mức
độ thay đổi, và có kết quả học tập tương đối kém so với khả năng trí
tuệ của em.
Khoảng 25% người có ADHD có khiếm khuyết trí tuệ kể luôn cả việc chậm phát triển ngôn ngữ.
Trẻ có ADHD bị khó ngủ, dậy sớm và giấc ngủ thường không ngủ yên, giấc ngủ bị rối rắm do khó thở và ngáy.
Chứng ADHD ảnh hưởng trẻ tự kỷ ra sao ?
Có ít nhất 13% trẻ tự kỷ định bệnh có các triệu chứng ADHD.
Triệu chứng thiếu sức chú ý và hiếu động nơi trẻ tự kỷ làm ngăn trở và
xáo trộn việc học của chúng, việc thích nghi với học đường và đời
sống gia đình. Chữa trị những triệu chứng này của trẻ có ADHD bằng
phương pháp giáo dục, hành vi và thuốc cho ra kết quả tuy không phải
luôn luôn thành công.
Chữa trị
Nhiều phương thức được áp dụng chung gồm:
Thuốc
Giáo dục đặc biệt
Sửa đổi hành vi, và
Chỉ dẫn cha mẹ và tập kỹ năng
nhiều phần cho đáp ứng tốt đẹp nhất. Thuốc là thành phần quan
trọng nhất trong việc chữa trị, nhưng chữa trị dùng nhiều phương cách
nhắm vào các vấn đề phức tạp của việc học, hành vi và giao tiếp của
trẻ cải thiện được kết quả.
Lối dinh dưỡng giới hạn vào một số món xét ra hữu hiệu cho trẻ
khi thực phẩm có tính gây ra tật được nhận diện, thí dụ như
tartrazine, nhưng có lợi cho ít trẻ so với việc dùng thuốc.
Thuốc kích thích là hai thứ thông dụng nhất. Thử nghiệm về hiệu
quả của thuốc kích thích cho thấy rõ ràng là có cải thiện tức khắc
đối với việc thiếu chú ý, bốc đồng và hiếu động và việc giảm tính hung
hăng. Ảnh hưởng lâu dài về việc học và thành đạt học vấn thì không rõ
bằng và không có chứng cớ tốt đẹp lâu dài về hiệu quả của thuốc kích
thích.
Nguồn:
http://chamevoiconkhuyettat.org.au/index.html
Chứng Tự Kỷ Nặng - Nhẹ ?
Trong
nhiều tài liệu tiếng Việt High-functioning autism, cụm từ rất phổ biến
trong tiếng Anh, được dịch là Tự Kỷ chức năng-cao (cao-chức năng) thực
sự là thiếu ý và quá mù mờ, khó hiểu ! Cần làm rõ nghĩa qua cách tìm
hiểu vấn đề này.
"Tự kỷ khả năng cao (HFA / High-functioning autism ) là một thuật ngữ
chính thức được dùng cho những người mắc chứng tự kỷ được coi là có
'khả năng cao hơn' những người khác mắc chứng tự kỷ, theo một hoặc
nhiều số liệu [1] Không có sự đồng thuận với định nghĩa [1]. Tự kỷ khả
năng cao không phải là một chẩn đoán được công nhận trong DSM-IV-TR
hoặc các ICD-10.
Sự
chồng chéo giữa HFA và hội chứng Asperger là điều tranh cãi. [1] Một
số nhà nghiên cứu tranh luận đó là hai chẩn đoán riêng biệt, những
người khác cho rằng họ không thể phân biệt. [1] "/#/
[
... ] Chứng bệnh - Tự kỷ thường được hiểu là một nhóm các rối loạn liên
quan, người được chẩn đoán theo điều kiện những triệu chứng mức độ -
nhiều hay ít. Nhóm xếp cuối cùng và nghiêm trọng trong phổ AUTISM là -
tự kỷ khả năng thấp, có thể bị suy kém nặng nề (sâu sắc, rộng khắp)
trong mọi lĩnh vực phát triển ở con người.
Tự Kỷ khả năng thấp.
Thông thường, trẻ em mắc chứng tự kỷ khả năng thấp (LFA)có
ít hoặc không có ngôn ngữ, một số mức thách thức nghiêm trọng về mặt
tinh thần, ít nhận thức so với bao người khác. Triệu chứng tự kỷ: cử chỉ
mang tính rập khuôn và nhiều hành vi kỳ lạ khác thấy được rõ rệt hơn ở
trẻ tk khả năng hoạt động thấp. Hành vi tự làm tổn thương phổ biến hơn
nhiều, khả năng trong mọi hoạt động kém hơn so với các đồng bệnh của
họ, nhóm có khả năng hoạt động cao (HFA).
Các
nghiên cứu về tự kỷ có xu hướng tập trung vào nhóm ở đầu thang đánh
giá - là tự kỷ "nhẹ hơn" hay gọi "HFA". Do đó, điều này đã dẫn đến bỏ
mặc các khuyết tật học tập và những suy yếu ngôn ngữ của những người
mắc nhiều hình thức nghiêm trọng của chứng tự kỷ.
Các
nhà nghiên cứu từ Đại học Warwick đã kiểm chứng lý thuyết của họ rằng,
đối với một đứa trẻ là " LFA ", chúng không có khả năng liên kết các
từ như "muỗng- spoon"và "ghế- chair" với những gì chúng biết về cái
muỗng- chiếc ghế , nhìn chung do giảm sút trí tuệ nghiêm trọng. Họ cũng
không thể tiên liệu được khi trẻ mắc chứng tự kỷ là "HFA" cũng có một
vấn đề trí tuệ tương tự, nhưng ở mức nhẹ hơn.
Các
kết quả nghiên cứu nên đề cập tới những nguyên nhân rối loạn ngôn ngữ
và học tập ở trẻ tự kỷ khả năng thấp. Vì đôi khi một đứa trẻ có vẻ là
nặng-LFA trong thời thơ ấu nhưng sau đó nó đạt được ngôn ngữ và nhận
thức về thế giới và chuẩn mực xã hội sẽ di chuyển vào nhóm tự kỷ với-
HFA . Vì vậy, muốn xác định IQ của một đứa trẻ dưới 3t là điều rất khó
khăn.
Tự kỷ nặng và suy giảm nhận thức.
Người
được dán nhãn mắc chứng tự kỷ nặng với nhận thức suy giảm , có khó
khăn hơn về các kỹ năng xã hội, và thành tích học tập. Họ thường có
chút ít hiểu biết đến và (/ hoặc) phương tiện thích hợp để giao tiếp xã
hội với những người khác. Không đáng ngạc nhiên, những cá nhân này có
thể dễ biểu hiện những hành vi thách thức(*), chẳng hạn như tự gây
thương tích và gây hấn. Điều này có thể, chỉ đơn giản là họ không học
được cách để phản ứng hoặc đối phó theo cách tốt hơn cho nhu cầu với
những căng thẳng hàng ngày, hoặc có thể họ không có phương tiện nào tốt
hơn để giao tiếp với những người khác.
Trẻ
em mắc chứng tự kỷ nặng cũng có thể có nhiều hoạt động liên quan đến
cảm giác như vỗ bàn tay, quay vòng vòng, hoặc bật nẩy người. Những người
có chứng tự kỷ nặng thường không biết nói chuyện, không hiểu ngôn ngữ
để tiếp thu, họ không quan tâm cũng không muốn tham gia vào các cuộc
trò chuyện trừ phi hoàn toàn cần thiết và vô cùng hạn chế do thiếu các
lời nói; không đáp ứng tốt với điều trị hành vi, và không cải thiện bao
nhiêu. Đối với trẻ em với LFA gặp khó khăn tinh thần là phổ biến, động
kinh là phổ biến, và cũng có thể có các rối loạn khác. Họ không thể
hiện được cảm xúc (ngoại trừ sự tức giận) và liệu họ có biết được
những cảm xúc hay không do suy giảm khả năng để giao tiếp.
Khả năng thấp so với khả năng cao.
Tự
kỷ gồm phạm vi rộng, từ những người gần như bị suy giảm tính xã hội
và khuyết tật về tinh thần đến những người có triệu chứng nhẹ hoặc
được cải thiện được đủ để xuất hiện như thường ("bình thường") chốn
công cộng.
Trong
phân loại và điều trị, các cá nhân mắc chứng tự kỷ thường được chia
thành nhóm: những người có IQ <80 là "khả năng thấp" (LFA), những
người có chỉ số IQ> 80 được gọi là "tự kỷ khả năng cao" (HFA). Hoạt
động thấp và cao hơn áp dụng cho một cá nhân nhằm biết được họ có thể
thực hiện các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, chứ không phải dùng
để đề cập về trí tuệ.
Các
khái niệm "thấp và cao" trong chứng tự kỷ đang gây tranh cãi và không
phải tất cả những người sống với chứng tự kỷ chấp nhận những nhãn hiệu
này. Số lượng người được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ nặng không tăng mạnh
như tự kỷ nhẹ, cho thấy giải thích rõ một phần của sự gia tăng, có
thể cần được chẩn đoán tốt hơn.
Trẻ
em bị chứng tự kỷ khả năng thấp có nhiều khó khăn về tinh thần, bị
động kinh, và các kỹ năng ngôn ngữ rất hạn chế để tiếp thu / biểu cảm.
Mặt khác, người với các nhãn khuyết tật nặng cũng có thể có tài năng
đặc biệt. Trái lại, người có nhãn -khả năng cao cũng có thể tàn tật
nghiêm trọng do triệu chứng tự kỷ lan tỏa ở họ. Và. những người được
gán nhãn là hoạt động thấp cũng có thể ít bị ảnh hưởng bởi các đặc
trưng liên quan đến chứng tự kỷ.
Người
có thể được cho là đã "tự kỷ khả năng thấp" hoặc "tự kỷ khả năng cao",
tùy mức độ nghiêm trọng của triệu chứng của họ/ kết quả của một bài
kiểm tra chỉ số IQ. Mặc dù phân loại của các cá nhân theo điểm IQ đã
chịu những lời chỉ trích/20 năm, các nhà giáo dục vẫn có xu hướng tiếp
tục phân loại thành các nhóm sau đây:
1. Có thể giáo dục được - Educable (IQ 70 - 55)
2. Huấn luyện được- Trainable (chỉ số IQ 55 - 40)
3. Nặng (chỉ số IQ 40 - 25)
4. Quá nghiêm trọng- Profound ( IQ thấp dưới 25)
Phân
loại theo thách thức tinh thần/ điểm IQ và có bốn cấp độ: nhẹ, trung
bình, nặng, và rất nghiêm trọng. Trong giáo dục, dựa vào cách xếp loại
này nhằm để phát triển chương trình giảng dạy, xếp vị trí lớp học, và
định chuẩn giáo viên. Những thuật ngữ này chủ yếu là khuôn mẫu và không
thuận lợi.
Đặc điểm thông thường Tự kỷ nặng -khả năng thấp.
•
Xoắn các ngón tay • kém phối hợp các động tác đi bộ / bước đi - • suy
giảm nặng nề trong phát triển ngôn ngữ / tiếp thu ý nghĩa và diễn đạt •
Thiếu hoặc không thường xuyên bắt đầu mối quen • Thiếu cử chỉ thông
thường không lời (ví dụ, chỉ tay, lắc đầu, gật đầu)• Không thể tự kiểm
soát hành vi không phù hợp • Tránh hoặc sử dụng giao tiếp bằng mắt theo
cách kỳ quặc • Thích ở một mình • Không có khả năng bắt chước (chuyển
động cơ thể, ngữ điệu, vận động)• Kích thích cơ thể chuyển động nhịp
nhàng như rocking, nhịp, vỗ tay, đi nhón chân, quay vòng• Trên hoặc dưới
mức nhạy cảm với âm thanh, mùi, cảm ứng kích thích thị giác, và đau
đớn • Có thể không được tìm được sự thoải mái về thể chất từ cha mẹ /
người chăm sóc • Cảm xúc bộc lộ bất thường, ví dụ, cười khúc khích
hoặc khóc không có lý do rõ ràng • bốc đồng • không mong muốn • Hành vi
hung hăng (với người khác).• Hành vi tự gây thương tích.
Giáo dục cho người Tự kỷ khả năng thấp.
Do
ngữ pháp hạn chế, bị kích thích và dễ bốc đồng thường được cho là
điển hình của chứng tự kỷ khả năng thấp, theo hướng dẫn bằng trực quan
xem như là cách ưu tiên. Khi thiết kế chương trình giáo dục cho học sinh
tự kỷ có nhãn khuyết tật nghiêm trọng, các chuyên gia và các thành
viên trong gia đình nên xem xét các chương trình cụ thể cho một học
sinh được xác định rõ rệt/quá trình để giáo dục cá nhân (IEP-
Individualized Education Program).
Không
có IEP cho những người-LFA so với người - HFA. IEP chỉ cho mỗi cá nhân
học sinh. Chương trình cá nhân phải thuyết minh cách tiếp cận để cung
cấp cho học sinh theo cách dễ hiểu và chấp nhận được để giao tiếp,
giảng dạy các hành vi phù hợp với bối cảnh xã hội, và cung cấp trải
nghiệm đáp ứng các nhu cầu cảm giác bằng cách thúc đẩy làm quen với môi
trường khó khăn(desensitization) hoặc làm giảm tình trạng quá tải cảm
giác được thu xếp theo các tình huống cụ thể.
Với
một đứa trẻ mắc tự kỷ nặng việc học tập sẽ khó khăn hơn, chương trình 1
năm học nên được dành để giảng dạy đứa trẻ tham gia vào các hoạt động
mang lại lợi ích. Một chương trình về khả năng cho cuộc sống là các
hoạt động khác nhau sẽ cần người để sống, làm việc, và tham gia trong
cộng đồng của mình /.
Kỹ
năng sống như cuốn sách kiểm tra cân bằng, tái tạo tại cộng đồng
(YMCA) khu phố, ăn uống tại một nhà hàng, duy trì một công việc, và đi
mua sắm là những mục tiêu quan trọng.
Phụ
huynh của những trẻ được coi là tự kỷ khả năng thấp phải ủng hộ sự cần
thiết cho các hoạt động sống như vậy trong IEP của đứa trẻ. Nhiều trẻ
em bị chứng tự kỷ được gom lại trong các chương trình liên quan dựa
trên mức độ hoạt động và các khuyết tật thay vì theo khả năng của
chúng.
Không
có nhãn thiết lập hoặc chương trình giảng dạy phù hợp cho tất cả học
sinh mắc chứng tự kỷ; không một sự sắp xếp nào là chính xác. Những gì
trẻ học ở trường nên thể hiện sự đa dạng theo sở thích.
Các vấn đề Hành vi & cảm xúc -
Trẻ em với những khó khăn tâm thần có nhiều biểuhiện nhiều vấn đề về
hành vi và cảm xúc hơn so với các bạn của chúng. Từ chối không ưng thuận
thường là đưa đến cảm nhận của bạn bè về bản chất không thích hợp của
hành vi rõ ràng hơn là khả năng học tập yếu kém.
Do
đó, các giáo viên cần nhấn mạnh nỗ lực hội nhập và tập trung vào sự
cần thiết để trẻ được hướng dẫn kỹ năng và thẩm quyền xã hội. Chiến
lược hợp tác-học tập có thể rất hiệu quả.
Các khái niệm cụ thể
- Học sinh khuyết tật tâm thần nhẹ làm mọi việc tốt hơn với khái niệm
thể chất chứ không phải bằng tư duy, có khó khăn với trí nhớ ngắn hạn
và tổ chức thông tin để sau này nhớ lại, và thấy khó khăn để đơn giản
hóa một loạt các tình huống.
Thành
quả học tập, tự kỷ khả năng thấp tụt hậu phía sau thành tích mong đợi
so với độ tuổi. Thông thường, học sinh với những khó khăn về tâm thần
bị kém hơn 3-4 năm so với bạn đồng lứa không có khuyết tật và có thể
phải quản lý trông nom suốt ~thời kỳ học bậc tiểu học để hoàn thành
giáo dục chính thức.
Lý thuyết "Locus of control" -
là một khái niệm giữa tâm lý học và xã hội học, liên quan đến cá nhân
lựa chọn tiếp cận trách nhiệm và kiểm soát các diễn biến trong cuộc
sống của họ. Đi theo hai ý niệm phổ biến đặt sự kiểm soát bản thân hoặc
do nội lực hoặc bởi sức mạnh bên ngoài. Quyết định này, thường không
do nhận thức về ý thức mạnh mẽ có ảnh hưởng đến động lực và ý thức tự
chỉ đạo và toàn vẹn tâm lý; mặt khác, nếu được xem như là một cái gì
đó ngoài tầm kiểm soát của chính mình biện minh bởi các khái niệm bất
lực, đổ lỗi, và thiếu hiệu lực tâm lý.
Đào
luyện cho trẻ tự kỷ biết tầm quan trọng của sự chú ý và hiểu cách để
chủ động chú ý theo dõi trong nỗ lực học tập. Khái niệm của sự chú ý có
thể được chia thành các khả năng tập trung (một thời gian vào nhiệm
vụ); tập trung (để hạn chế kích thích mất tập trung hay không lường
trước được), và sự chú ý chọn lọc (phân biệt theo các đặc tính kích
thích quan trọng).
Vấn đề thể chất - Thể chất,
một số trẻ em khuyết tật tâm thần nhẹ thường có dưới mức trung bình về
chiều cao, cân nặng, và sự trưởng thành xương. Nhiều người trong số
những trẻ em này biểu lộ nhiều vấn đề - thể chất yếu kém.
Các kỹ năng hữu ích- Học
sinh gặp những khó khăn nhẹ về tâm thần có thể đạt được mục tiêu học
tập, mặc dù có thể mất nhiều thời gian hơn so với các học sinh khác. Trẻ
em mắc chứng tự kỷ nặng có thể có được kỹ năng giao tiếp cơ bản, cả
hai - nói và viết. Giáo viên cần nhấn mạnh thành tích hữu ích(kỹ năng
thích ứng) để giúp học sinh trở thành người lớn độc lập về tài chính và
xã hội. Thường xuyên thực hành và củng cố có thể giúp học sinh thu
nhận được phản ứng xã hội thích hợp.
Quá trình can thiệp -
với quá trình can thiệp có thể giúp trẻ giải quyết vấn đề, ghi nhớ,
hoặc nhớ lại. Chiến lược hay quy trình này là: bằng lời nói.
Trẻ
tự kỷ LFA - không kiểm soát được hành vi khi ở nơi công cộng. Chúng có
thể gây bạo lực không có lý do rõ ràng, làm cho chúng ta luôn bận tâm,
tấn công một ai đó và một vài phút sau đó lại trở nên thụ động. Những
đứa trẻ này không có được các thông tin giao thiệp cần thiết để trò
chuyện với người lạ, và các kỹ năng được dạy do trị liệu đạt kết quả rất
hạn chế.
Hiện
đã có nghiên cứu đáng ngạc nhiên điều tra nguyên nhân khó khăn ngôn
ngữ và học tập ở tự kỷ khả năng thấp. Khoảng một nửa mất tiếng nói, và
những người nói được thường chỉ lặp lại những gì họ đã nghe. Người ta
ước tính rằng năm mươi phần trăm các cá nhân bị tự kỷ phát triển ngôn
ngữ giao tiếp có mục đích.
Nguồn:http://www.tretuky.com/forum/yaf_postsm13882_Thoai-lui-thoi-diem-thoai-lui-chu-ky-thoai-lui-cua-tre-tu-ky-.aspx#post13882