Hiển thị các bài đăng có nhãn khoahoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoahoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Vì sao người thông minh lại khó có được hạnh phúc?

Nguồn:http://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vi-sao-nguoi-thong-minh-lai-kho-co-duoc-hanh-phuc-20180403152403259.htm
Chỉ số IQ cao cũng giống như một con dao hai lưỡi. Bên cạnh việc giúp con người trở nên giỏi giang, dễ dàng giải quyết mọi vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ, sự thông minh đôi khi lại khiến chúng ta khó có được hạnh phúc thực sự.

Những người với chỉ số IQ cao thường cố gắng phân tích sâu gần như toàn bộ mọi sự việc xảy ra với họ. Thói quen này không chỉ dừng lại ở việc giúp họ nắm bắt được tình hình, mà đôi khi lại như một con dao hai lưỡi. Cụ thể, khi biết quá rõ về một điều gì đó, họ cũng sẽ hiểu được những rủi ro mà nó có thể mang lại. Kết quả của việc này là người thông minh sẽ thường bị stress, rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” và lưỡng lự khi đưa ra hành động của mình.
Một người thông mình thường rất cầu toàn. Cụ thể, họ sẽ muốn hoàn thành tất cả mọi việc một cách thật hoàn hảo. Bên cạnh đó, dựa trên tiêu chuẩn của bản thân, họ cũng sẽ nhìn thế giới một cách “lý tưởng hóa”. Chính vì hai đặc tính trên, theo nhà tâm lý học Martin Seligman, những người có IQ cao sẽ ít khi hài lòng với bản thân hay cảm thấy hạnh phúc, từ những thành tích mà mình đạt được. Cùng với đó, thế giới mà họ sống cũng luôn đem lại những điều thất vọng, bởi nó không hề hoàn hảo như cách mà họ “áp đặt” cho nó.
Theo các nghiên cứu của giới khoa học, những mối quan hệ xã hội thường mang đến cho người có IQ cao cảm giác lạc lõng và cả nỗi buồn. Kết quả này đến từ việc người thông minh, trong một cuộc trò chuyện, thường hay chia sẻ về những chủ đề mang tính thời sự hoặc cả những thứ mà cần phải có sự hiểu biết mới có thể đối đáp. Vì vậy, dường như chỉ có rất ít người bạn có thể trò chuyện cùng họ. Trong khi đó, đa số mọi người sẽ rơi vào tình trạng lúng túng và khó có thể hiểu những điều mà họ đang đề cập tới.
Một nhóm các nhà khoa học người Canada đã từng đi đến kết luận: “Những người thông minh thường nghiêm trọng hóa các vấn đề xảy ra với họ”. Thật vậy, với thói quen hay suy nghĩ đã ăn sâu vào máu, bất cứ mọi rắc rối, vấn đề nhỏ nhặt nào cũng sẽ khiến họ suy đi tính lại rất nhiều lần. Điều này vô tình khiến họ tự phóng đại hậu quả mà vấn đề đó mang lại. Từ đó, đẩy những người có IQ cao rơi vào tình trạng stress thường xuyên.
Trí thông minh vượt trội thường sẽ khiến con người ưa thích cảm giác được ở một mình, và tự thỏa mãn với các kế hoạch cũng như niềm đam mê của bản thân. Thậm chí, việc phải tiếp xúc với bạn bè, người thân thường xuyên cũng khiến họ có cảm giác khó chịu, không thoải mái. Kết quả của việc này là những người có IQ cao thường tự cô lập mình với tập thể. Và khi cần một người để tâm sự hoặc chia sẻ cảm xúc, hầu như sẽ không có ai ở bên cạnh họ.
Thảo Vy

Sử dụng dầu nhớt lạnh



Việc sử dụng dầu nhớt lạnh trong hệ thống sử dụng gas lạnh amoniac, hệ thống gas lạnh freon như thế nào cho hợp lý. Đối với các môi chất này thì nên sử dụng dầu nhớt loại nào? Ứng với các nhiệt độ bay hơi thì nên lựa chọn dầu nhớt lạnh nào cho phù hợp?

Trước tiên dầu nhớt lạnh phải đảm bảo được các tiêu chí kỹ thuật 
Đối với dầu nhớt lạnh sử dụng trong hệ thống điều hòa, kho lạnh chia làm 2 loại. Loại A cho môi chất ammoniac. Loại B cho môi chất Freon loại B được chia làm 4 nhóm. Bảng 1 giới thiệu sự phân loại dầu theo điều kiện ứng dụng và chất lượng dầu.



Bảng 1. Phân loại dầu theo điều kiện ứng dụng và chất lượng yêu cầu

Dầu có độ nhớt cao sử dụng cho nhiệt độ ngưng tụ cao và thế nhiệt lớn trong máy nén;

Dầu có độ nhớt thấp dung cho nhiệt độ ngưng tụ thấp;

Các dầu nhóm I sử dụng chọn nhiệt độ sôi đến -300C

Các dầu nhóm II sử dụng cho các máy lạnh một cấp nhiệt độ thấp môi chất là R22 và R502;

Dầu nhóm III sử dụng cho các máy lạnh hai cấp ở nhiệt độ sôi thấp hơn -550C, chủ yếu là các loại dầu hydro cacbua và dầu tổng hợp;

Dầu nhóm IV sử dụng cho tầng dưới của máy lạnh ghép tầng, môi chất lạnh là R13, T13B1 và R502.

Phân loại một số dầu sản xuất ở Nga và ở các nước khác theo loại và nhóm dầu giới thiệu trong bảng 2



Bảng 2. Phân loại và nhóm cho một số loại dầu

Ghi chú: khi cần thiết, có thể sử dụng dầu nhóm nhiệt độ thấp hơn cho nhóm nhiệt độ cao hơn. Ví dụ, nhóm IV cho nhóm III; nhóm III và IV cho nhóm II, nhóm II, III và IV cho nhóm I. Nhưng không được thay thế ngược lại.

Sử dụng dầu nhớt lạnh trong hệ thống lạnh ammoniac

Đặc điểm cơ bản là dầu hòa tan rất ít vào môi chất lạnh ammoniac. Khối lượng riêng của dầu lớn hơn ammoniac nên dầu rất dễ phân lớp và động xuống dưới. Dầu phải ở cacte để bôi trơn máy nén nhưng do nhiều nguyên nhân, dầu theo môi chất vào đường đẩy. Nhiệt độ đầu đảy đạt đến 130 … 1500C, nên một phần dầu biến thành hơi.

Trên đường đẩy của máy lạnh ammoniac người ta bố trí bình tách dầu để tách dầu ra khỏi môi chất. Nhưng tách dầu có hiệu quả cao nhất cũng chỉ đạt đến 95%. Phần dầu còn lại (chủ yếu ở dạng hơi) tiếp tục đi theo dòng môi chất vào thiết bị ngưng tụ vào bình chứa qua van tiết lưu vào thiết bị bay hơi. Trong các thiết bị này, dầu lắng đọng xuống phía dưới. Người ta phải bố trí các bầu lắng dầu phía dưới các thiết bị và định kì dầu được xả về máy nén hoặc về bình chứa dầu. Hệ thống lạnh ammoniac không bố trị các cơ cấu tuần hòa dầu “tự động” như trong hệ thống lạnh Freon.

Người ta nhận thấy rằng, phần dầu qua được bình tách dầu để vào đến dàn bay hơi là phần dầu nhẹ. Nếu phần này không được quay về máy nén thì dầu cacte máy nén sẽ”nặng” dần, độ nhớt tăng lên. Khi thử nghiệm dầu XAC30 trong máy nén Л200, người ta thấy độ nhớt của dầu tăng lên đén 55 mm2/s. Độ tăng tạo điều kiện tốt cho việc bôi trơn nhưng khi đó trong dầu tích tụ các sản phẩm có hại do phân hủy dầu, làm giảm độ tin cậy của các lá van và hệ thống bôi trơn. Dầu chuyển nhanh sang màu đen và đòi hỏi phải thay thế.

Do mức độ nhiệt độ làm việc (nhiệt độ đầu đẩy) của máy nén piton ammoniac cao nên dầu ammoniac cần có độ ổn định nhiệt cao khi có mặt không khí, hơi nước và các chất xúc tác kim loại.

Nước hòa tan hoàn toàn trong ammoniac nhung nước gây tác hại rất lớn trong hệ thống lạnh ammoniac nên hàm lượng nước trong dầu và trong môi chất cũng cần hạn chế đến mức thấp nhất, không vượt quá 0,2% khối lượng.

Ở miền Bắc nước ta, các hệ thống lạnh ammoniac sử dụng chủ yếu hai loại dầu khoáng XA 30 và XA 35

Sử dụng dầu nhớt lạnh trong các máy lạnh Freon

Trong các máy lạnh Freon R12 và R22, do tính hòa tan của dầu và môi chất lạnh nên dầu tuần hoàn cùng với môi chất lạnh. Dầu từ máy nén theo đường đẩy vào thiết bị ngưng tụ, qua tiết lưu vào thiết bị bay hơi. Do nhiệt độ ở thiết bị máy bay hơi thấp, độ nhớt nên dầu khó hồi về máy nén. Để đảm bảo dầu về máy nén người ta phải có những giải pháp đặc biệt (bẫy dầu) để đưa dầu trở lại máy nén trong trường hợp máy nén đặt cao hơn thiết bị bay hơi và khi có đường ống đi lên trước khi về máy nén. Tất nhiên nhiệt độ bay hơi phải cao hơn nhiệt độ lưu động của dầu.

Dầu sử dụng trong máy nén kín và nửa kín môi chất Freon có yêu cầu đặc biệt cao về tính ổn định, hàm lượng axit, hàm lượng nước và các thành phần có hại, vì dầu và môi chất lạnh tiếp xúc trực tiếp với cuộn dây điên của động cơ máy nén.

Nhiệt độ vận hành (nhiệt độ đầu đẩy, nhiệt độ cuộn dây điện lắp trong thân máy, dầu) càng lớn độ ổn định của dầu trong hỗn hợp với môi chất lạnh đòi hỏi càng cao. Ở cùng nhiệt độ R12 để phân hủy hơn R22. Nhưng vì R22 làm việc ở điều kiện nhiệt độ cao hơn đáng kể, nên dầu trong máy lạnh R22 đòi hỏi chất lượng cao hơn, độ tinh khiết lớn hơn và hàm lượng các thành phần có hại nhỏ hơn.

Dầu bị giảm chất lượng phần lớn do các phản ứng hóa học làm cho thành phần dầu thay đổi, tăng tính axit. Thành phần ẩm (hơi nước) trong hệ thống sẽ làm tăng nhanh tính axit của dầu và làm biến màu (làm tối) dầu. Trong máy lạnh dung dầu khoáng càng cảm nhận thấy sự có mặt của ẩm dễ dàng hơn. Bởi vậy các hệ thống lạnh Freon cần được sấy cẩn thận để khử ẩm trước khi nạp dầu và môi chất lạnh vào hệ thống. Sấy khử ẩm từng chi tiết của hệ thống trước khi lắp ráp sau đó phải tiến hành sấy chân không toàn bộ hệ thống ở nhiệt độ 50 … 70 0C sau khi lắp ráp. Nhiệt độ sấy có thể tăng đến khoảng 1000C vì ở nhiệt độ này cách nhiệt của cuộn dây động cơ máy nén chưa bị ảnh hưởng.

Để đề phòng ẩm lọt vào hệ thống bằng các đừng khác như từ dầu, từ môi chất, từ trong cuộn dây quấn động cơ … người ta phải bố trí phin lọc ga trên đường lỏng và đường hơi của hệ thống lạnh. Phin lọc gas dùng các chất hút ẩm như silicagel, zeolite hoặc nhôm hoạt tính.

Hàm lượng ẩm, trong dầu lạnh cũng hạn chế dưới 10 đến 60 phần triệu khối lượng (ppm). Dầu trước khi nạp vào máy cũng có thể sấy chân không ở nhiệt độ 50 – 700C.

Dầu kém phẩm chất, có tính axit cao và các chất có hại có thể ăn mòn cách điện, phá hủy cuộn dây, làm chập mạch cuộn dây, làm hằng số điện môi của dầu giảm, gây đánh lửa, phóng điện và dẫn đến cháy động cơ, đặc biệt trong máy lạnh R22.

Dầu kém phẩm chất có thể dẫn đến sự ăn mòn kim loại, mạ đồng các bề mặt thép …

Dầu dùng trong các hệ thống lạnh kín và nửa kín có độ axit không vượt quá 0,06 đến 0,1mg KOH/g dầu.

Ảnh hưởng của tính hòa tan dầu trong môi chất lạnh đến sự làm việc của máy lạnh.

Làm giảm năng suất lạnh.
Dầu hòa tan trong môi chất lạnh sẽ làm giảm năng suất lạnh của máy lạnh do áp suất bị hút giảm. Ở cùng nhiệt độ sôi, áp suất sôi của môi chất lạnh tinh khiết cao hơn áp suất sôi của hỗn hợp môi chất với dầu. Áp suất sôi giảm, thể tích riêng hơi hút tăng và khối lượng được nén qua máy nén giảm đi. Khối lượng môi chất lạnh bay hơi trong thiết bị bay hơi giảm nên năng suất lạnh giảm. Hình 1 biểu diễn sự giảm năng suất lạnh phụ thuộc vào hàm lượng dầu tuần hoàn trong máy lạnh R12. Khi t­0 = -10C và nhiệt hơi hút tqn = 110C.

A – hệ số hiệu chỉnh cho năng suất lạnh.

ѮM – thành phần dầu trong R12; nhiệt độ chất lỏng;

1. t = 43,30C; 2. t = 54,40C; 3. t = 65,50C

Đặc tính khởi động của máy nén



Hình 1. Sự giảm năng suất lạnh phụ thuộc vào hàm lượng dầu tuần hoàn trong máy lạnh R22

Khi hệ thống lạnh không hoạt động, đặc biệt trong hệ thống lạnh kín không có van điện từ môi chất lạnh có xu hướng bị dầu trong cacte máy nén hấp thụ (do áp suất cân bằng bão hòa nhỏ hơn)

Vào thời điểm khởi động máy, áp suất trong khoang cacte giảm đột ngột, môi chất lạnh sôi trong cacte, hạ nhiệt độ dầu trong cacte xuống thấp, có khi gần đến nhiệt độ bay hơi. Dầu bị sủi bọt mạnh. Sự sủi bọt dầu có thể phá vỡ sự làm việc của hệ thống bôi trơn, lượng dầu theo hơi môi chất tràn vào khoang hút làm cho máy nén làm việc nặng nề, có thể dẫn tới va đạp thủy lực rất nguy hiểm.

Để giảm tính sủi bọt dầu có thể dùng chất phụ gia. Trong nhiều máy lạnh Freon, để tránh hiện tượng môi chất lạnh tích tụ vào cacte và hiện tượng sủi bọt khi khởi động, người ta bố trí sấy dầu bằng điện trở. Trước khi khởi động, dầu được đốt nóng để phần lớn môi chất lạnh thoát ra khỏi dầu.

Sự trao đổi nhiệt trong thiết bị
Dầu có hệ số dẫn nhiệt nhỏ hơn nhiều so với môi chất lạnh. Hỗn hợp dầu và môi chất lạnh sẽ có hệ số dẫn nhiệt thấp hơn so với môi chất tinh khiết. Nồng độ dầu trong môi chất càng cao, khả năng trao đổi nhiệt trong thiết bị càng giảm.

Đặc biệt trong các hệ thống lạnh mà môi chất hoà tan hạn chế dầu, khả năng trao đổi nhiệt còn xấu hơn nữa. Ở trong khoảng không hòa tan, dầu bị phân thành lớp, nổi lên trên bề mặt lỏng môi chất, bám vào các vách trao đổi nhiệt của thiết bị, tạo ra một màng trở nhiệt hạn chế khả năng trao đổi nhiệt đáng kể.

Sự tuần hoàn dầu trong hệ thống lạnh
Sự hoàn ta dầu với môi chất lạnh tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự hồi dầu về máy nén. Sự hồi dầu về máy nén là hoàn toàn tự động. Để đảm bảo sự làm việc bình thường, khối lượng dàu đi khỏi máy nén phải bằng khối lượng hồi về ở bất kì chế độ làm việc nào. Trạng thái dầu về phải gần giống trạng thái dầu đi để tránh hiện tượng bay hơi trong khoang máy nén và tránh hiện tượng sủi bọt khi dầu còn chứa quá nhiều môi chất lạnh hấp thụ.

khi sử dụng dầu có độ hòa tan hạn chế cần đặc biệt chú ý đén thiết kế đường ống, tốc độ bay hơi, nhiệt độ bay hơi, nhiệt độ đông đặc và lưu động, tránh đọng dầu lại trong thiết bị bay hơi.

Tái sinh dầu nhớt lạnh bôi trơn

Để tái sinh dầu người ta phải loại trừ khỏi dầu các thành phần có hại và đưa chúng xuống dưới nồng độ cho phép như: các cặn bẩn, các sản phẩm lão hóa, các sản phẩm phân hủy, nước, axit, hắc ín ...

Người ta sử dụng 2 phương pháp tái sinh dầu chủ yếu: làm sạch qua thấm rửa và làm sạch tiếp xúc.

Làm sạch qua thấm rửa là lọc dầu ở 70 ... 75 0C khi trộn lẫn với một chất hấp thụ dạng bột trong một khoảng thời gian nhất định rồi cho qua phin lọc ép. Sau đó dầu tái sinh được sấy khô và lọc hết cặn bẩn cơ học.

Các chất hấp thụ hiệu quả là các oxit nhôm hoạt tính AL2O3 zeolit và silicagel, than hoạt tính, anionit.

Tái sinh dầu một phần cũng có thể tiến hành ngay trong máy lạnh bằng cách lắp đặt trong hệ thống trên vòng tuần hoàn dầu một phin lọc có chứa các chất hấp thụ tương ứng. Trong công nghiệp, ở Nga người ta chế tạo các thiết bị lọc tái sinh dầu PM-50-62; PM-100, PM-250 cho những người tiêu dùng nhỏ.

Tại sao Việt Nam dùng lưới điện 50Hz





Thứ nhất, theo lịch sử để lại
Mình theo CNXH ở các nước Đông Âu nên dùng tần số 50Hz. Tần số 60Hz ở Mỹ và Nhật, chế tạo thiết bị với tần số 60Hz thì tốn kém vật liệu điện hơn.
Chỉ sau này mới theo Liên Xô. Thí dụ khoảng trước 1975, trong miền Nam sử dụng điện gia dụng 208V/127V, trung áp 15kV, 35 kV, cao áp 66kV, 220 kV. Sau mới thay đổi dần dần: mạng 208/127 nâng cấp lên thành mạng 380/220V. Mạng 66kV nâng cấp lên thành mạng 110 kV. Sau năm 75, rất nhiều nơi trong miền Nam vẫn theo tiêu chuẩn Pháp hoặc Mỹ, chứ không theo tiêu chuẩn Nga. Chẳng hạn độ rung vẫn tính theo mil hoặc inch/s, chứ không dùng μ m hoặc mm/s. Áp suất vẫn tính theo PSIG chứ không dùng bar hay kg/cm2. Phim chụp hình vẫn theo thang đo ASA chứ không theo thang DIN... Tuy nhiên tần số thì vẫn là 50Hz chứ không phải 60 Hz, vì vẫn phải kế thừa hệ thống ðiện cũ của Pháp để lại. Miền Bắc theo Liên Xô, nhưng vẫn phải kế thừa cái của Pháp để lại.
1. Tần số 50Hz hay 60 Hz mỗi một dải tần đều có những ưu và nhược điểm của nó tùy theo quan điểm của từng quốc gia mà người ta áp dụng. Theo mình dải tần từ 50Hz-60Hz là tần số phù hợp bởi vì :
- Tần số này vừa phải so với tốc độ quay của máy phát và số đôi cực, tần số này nếu tăng nhiều thì sẽ làm tăng tổn hao bậc cao và trong vật liệu tư, nhưng nếu giảm xuống nhiều thì các thiết bị chiếu sáng như đèn huỳnh quang sẽ rung vì thế tần số chỉ nằm trong khoảng 50, 60 hz. Từ xuất phát ban đầu như thế nên dải tần này được sử dụng cho đến nay. Việc chọn 50Hz; 60 Hz mà không phải 5; 52... là chỉ để tròn số.
- Tại sao Việt Nam sử dụng 50 Hz: Theo tôi là bởi hệ thống điện chúng ta có từ thời Pháp sử dụng 50Hz. Sau này thống nhất đất nước, các thiết bị điện và công nghệ đa số dùng đồ Liên Xô cũ có tần số 50Hz
.
Ưu điểm của tần số 60 Hz: tỷ số công suất/trọng lượng máy cao hơn, cùng một công suất thì máy 60hz nhẹ hơn. Bạn có thể thấy các máy điện trong máy bay ( tần số 400 Hz ) rất nhỏ gọn, một điều tối quan trọng trong hàng không, nhưng các lõi thép mạch từ phải tốt hơn. Còn tại sao ta dùng 50 Hz thì đương nhiên do lịch sử để lại, mà cũng chỉ có ít lựa chọn thôi: mua sắm máy điện nào dễ mua nhất. Trước đây ở miền Nam cũng có dùng một số động cơ, máy phát 60 Hz của Mỹ để lại, chuyển về chạy 50 Hz thì phải giảm tải vì lý do đơn giản: máy nóng, nó có tốc độ đồng bộ 3600 v/f , 1800v/f...
Có hai vấn đề chính khác nhau đó là:
1. Vấn đề bảo vệ
2. Khả năng truyền tải điện tới thiết bị của 60Hz lớn hơn 50Hz

Lý do như sau:
1. Vấn đề bảo vệ, với mạng 60Hz thì rơle bảo vệ và các thiết bị đóng cắt phải có thời gian nhanh hơn là thiết bị ở mạng 50Hz, Cụ thể như sau: với mạng 50Hz máy cắt hiện nay có thể cắt được ở 1.5 cycle (30ms), nhưng ở mạng 60Hz thì cũng 1.5 cycle (25ms). Vậy với một hệ thống phối hợp bảo vệ thì ở mạng 60Hz có thời gian yêu cầu nhanh hơn hệ thống 50Hz
2. Khả năng truyền tải: ở mạng 60Hz cũng trong 1s thì giá trị dòng điện hiệu dụng (RMS ) lớn hơn giá trị hiệu dụng dòng điện ở 50Hz, do vậy cùng hai động cơ giống nhau về kết cấu mọi cái, nhưng tần số làm việc khác nhau thì động cơ 60Hz có mômen đầu trục lớn hơn 50Hz.
Kết luận thì theo mình dùng mạng 50Hz hơn là 60Hz
Tại sao Việt Nam dùng lưới điện 50Hz
Lưới điện 50Hz ở nước ta là do điều kiện lịch sử để lại nhưng còn phù hợp với tình hình hiện tại do một số nguyên nhân sau:
-Trên thế giới hiện nay đa số các nước vẫn dùng lưới điện 50Hz, nên việc nhập khẩu hay xuất khẩu các thiết bị điện ở trong nước gặp thuận lợi hơn, bởi các thiết bị điện hoạt động đúng tần số là 1 yêu cầu kĩ thuật quan trọng.
-Tần số lớn hơn đòi hỏi cách điện của thiết bị cao hơn, tốn chi phí cho cách điện nhiều hơn.
- Các thiết bị như động cơ, MBA.. sẽ nhỏ gọn hơn nhưng vật liệu dẫn từ trong đó phải tốt hơn, giá thành thiết bị sẽ đắt hơn. Do đó, lưới điện hoạt động tần số cao chỉ phù hợp với một số nước phát triển.
Dùng 60 thì có lợi hơn, nhưng cũng có một số khó khăn: Dùng tần số 60 có cái hơi khó khăn hơn 50 là:
Đối với động cơ và máy phát:
Động cơ và máy phát phải chạy nhanh hơn. Vì thế thiết kế sẽ đắt tiền hơn do phải tính toán lực ly tâm cao hơn, lực ma sát cao hơn.
Đối với đường dây truyền tải và phân phối:
Trở kháng đường dây sẽ tăng hơn 20%, nên sụt áp sẽ cao hơn.
Dung kháng đường dây giảm 20%, nên ảnh hưởng lên lưới điện sẽ mạnh mẽ hơn.
Hiệu ứng bề mặt tăng lên, nên yêu cầu thiết diện dây cũng phải lớn hơn.
Đối với máy biến áp:
Sự cân đối giữa đồng và thép sẽ khác đi. Giảm được thép, giảm được khối lượng đồng nhưng không giảm được diện tích cửa sổ. Vì thế tổng trở máy biến áp sẽ thay đổi. Từ thông tản tăng lên.
dùng tần số 50 hay 60 tùy thuộc đặc điểm mỗi nước.Tuy vậy đa số thiết bị hiện nay đều dùng tần số 50,60 Hz.
Mình thấy còn một ưu nhược của hai hệ tần số này. Ngoài việc khác nhau về chế tạo thiết bị thì điện áp 220 50HZ tiết kiệm điện trong truyền tải điện năng hơn. Điện áp càng cao thì sụt giảm càng thấp. Tần số 50hZ và 60hZ mỗi cái có một ưu điểm. Thực ra cả hai đều có ưu nhược điểm riêng cả. Ngoài việc tần số và điện áp thì ngày xưa 220v 50 Hz còn đi kèm theo hệ thống điện có tiếp địa ( tiết kiệm dây trung tính) hệ thống 110v 60Hz thường không sử dụng tiếp địa. xét về mặt an toàn. Mặc dù độ nguy hiểm về điện là ở dòng điện nhưng chúng ta thường quy về áp. Hệ thống điện 110v 60 Hz thì an toàn hơn về điện áp và trong một số trường hợp an toàn hơn cả về sự cố chạm fa vì khi đó chạm 1fa nửa không bị tác động vì chúng ta đứng dưới đất mát của hệ thống điện lại không nối đất. Nhưng nhược điểm của nó là nếu fa sảy ra đứt tình trạng đó các thiết bị bảo vệ không tác động vì không sảy ra ngắn mạch đẫn đến hiên tượng không dc xử lý ngay.
Còn với 220v 50Hz có nguy hiểm hơn về điện áp. Hệ thống này sẽ nguy hiểm hơn khi chạm phải 1fa lửa nhưng bù lại nó lại có khả năng làm cho thiết bị bảo vệ tác động vì 1fa lửa chạm đất sẽ sảy ra ngắn mạch =>thiết bị bảo vệ tác động. Nếu chạm vào hai fa thì rất nguy hiểm. Khi dùng các thiết bị điện nhìn phích cắm có chút khác nhau 3 chân và 2 chân. Cần lưu ý nếu hệ thống điện đã có tiếp địa cho vỏ tốt việc nối vỏ vào chân mát là tốt nhất. Với hệ thống không tiếp địa thì bắt buộc phải dùng chân mát này vì nó tương đương với tiếp địa.
>>Giữa 60 Hz và 50Hz, không có hệ thống nào ưu việt hơn hệ thống nào.
Hệ 60 Hz sẽ tiết kiểm được một ít vật tư nguyên liệu chi khế tạo các thiết bị điện, nhưng sẽ bị tổn thất ðiện áp trên đường dây nhiều hơn. Lý do khi f tăng thì XL cũng tăng theo. Tổn thất trên đường dây sẽ tăng.
Các động cơ 60Hx sẽ phải chạy với tốc độ cao hơn nếu chạy 50 Hz. Do đó hệ thống cơ khí phải thiết kế tốt hơn, đắt tiền hơn.

Kết:
Trước đây các nước trên thế giới dùng 110V, Sau này khi nhu cầu sử dụng của dân tăng lên thì dòng điện bắt đầu tăng quá mức. Phải thay dây dẫn để chịu đựng dòng cao. Khi đó, một số nước chuyển sang sử dụng điện áp tăng gấp đôi, tức là 220V. Hệ thống điện nào càng nhỏ thì chi phí đổi sẽ không cao. Còn hệ thống nào quá lớn, chi phí đổi sẽ rất cao.
Mỹ ngày xưa đã đầu tư khá lớn về hệ thống điện hạ thế nên chưa muốn đổi. Hình như hiện giờ chỉ còn Mỹ là còn dùng điện 110V
Yếu tố chính trị là nguyên nhân mà mỗi nước lại có các lại sử dụng điện áp khác nhau , ngay cả ở điện trung thế và cao thế cũng có sự khác nhau giữa các nước.
Tần số phụ thuộc vào việc điều chỉnh Turbine thủy lực, chứ không có chuyện quay chậm do turbine cùi đâu nhé hôm nay ngồi tìm hiểu về turbine thì thấy quan trọng nhất một số phương trình becnuni và euler, ai thích tìm hiểu thêm về cái này thì đọc thủy khí động lực ứng dụng (cơ học chất lưu) và turbine thủy lực sẽ có cái nhìn tổng quan hơn.
 
Như trên đã nói chính là tần số nhỏ tổn hao lớn và hiệu suất kém khi sử dụng cho động cơ. Nó có cái lợi là trọng lượng động cơ nhỏ hơn nhưng tốc độ lại quá nhanh nên nguy hiểm cho người sử dụng. Muốn chạy ở tốc độ thấp phải quấn nhiều cực nên lợi không bằng hại. Vì vậy mà bên Mỹ phải chuyển xuống tần số 60HZ lúc đó tốc độ tối đa của động cơ chỉ gần bằng 3600rpm. Bên châu Âu sử dụng tần số 50HZ nên tốc độ tối đa của động cơ chỉ gần bằng 3000rpm. Ngoại trừ trên máy bay hay trên tên lửa, các cưa máy cầm tay là còn sử dụng tần số 400HZ để kích thước nhỏ gọn.
 
Còn vấn đề tại sao chọn 50hz hay 60hz thì chỉ là khi nghiên cứu người ta tối ưu hóa thôi, tại sao không dùng 55 thì hơi buồn cười vì ai chẳng thích dùng những con số lẻ cả, số chẵn dễ tính toán và thiết kế máy móc chả lẽ lại dùng 51 hay 52 sao :))
Sưu tầm

Sự thật khủng khiếp về lò vi sóng

Lò vi sóng là 1 thiết bị tiện lợi hay là sát thủ của sinh học và hủy hoại nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm? Ngày càng có nhiều người đang đi tìm lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe và loại bỏ lò vi sóng ra khỏi bếp của mình vì những nguy hiểm mà nó mang lại với thực phẩm. 1 điều kỳ quặc đó là loài người là loài động vật duy nhất trên hành tinh này hủy hoại chất dinh dưỡng trong thực phẩm của họ trước khi ăn, và việc sử dụng lò vi sóng là 1 trong những hành vi này.

Lò vi sóng là nguồn gốc của năng lượng điện từ (1 dạng không ion hóa của phóng xạ) được tạo ra từ điện. Khi nó đi xuyên qua thực phẩm, nó kích thích sự di chuyển của các phân tử nước bên trong thực phẩm. Sự kích thích này khiến các phân tử ma sát vào nhàu và kết quả là làm tăng nhiệt độ lên.

Lò vi sóng sử dụng các hạt siêu nhanh để phát xạ (đúng theo nghĩa đen) vào nước có trong thức ăn và khiến nó sôi lên. Lò vi sóng không chỉ gây vô sinh với nam giới, mà nó còn làm biến đổi các protein quan trọng trong thức ăn khiến cho nó khó tiêu hóa.

Rất nhiều loài động vật tiêu thụ thức ăn ở dạng tự nhiên của nó, chưa bị chế biến, nhưng con người lại làm khác chúng bằng cách hủy hoại chất dinh dưỡng có trong thực phẩm trước khi ăn. Hãy nghĩ về các loại thực phẩm đóng hộp và thực phẩm đã được chế biến mà bạn đã mua và sử dùng hàng ngày. Dễ hiểu tại sao sức khỏe của bạn luôn trong tình trạng không ổn.


Click image for larger version

Name: 1.jpg
Views: 1
Size: 70.0 KB
ID: 56

1 lò phóng xạ đang ở ngay trong nhà bạn


Lò vi sóng sản sinh ra ion và rất nhiều gốc tự do về mặt vật lý, sinh hóa và cả sinh lý, chúng giết các vi khuẩn, nhưng không diệt được các độc tố và các độc tố siêu nhỏ. Các chuyên gia đã kết luận rằng thức ăn được nấu bằng lò vi sóng sẽ mất từ 60% - 90% dinh dưỡng cần thiết, và đồng thời làm tăng tốc quá trình làm tan rã các cấu trúc. Và các tính chất của chất dinh dưỡng bị thay đổi, dẫn đến các bệnh về tiêu hóa. Những chiếc lò vi sóng này có thể làm gia tăng số lượng tế bào ung thư trong máu cũng như trong bao tử và ruột.

Lò vi sóng bị rò rỉ phóng xạ là 1 vấn đề nghiêm trọng
Việc này nguy hiểm đến mức FDA phải đặt tiêu chuẩn giới hạn về mức độ rò rỉ cho phép trên mỗi chiếc lò vi sóng của từng nhà sản xuất. Tuy vậy, cách duy nhất để hoàn toàn loại bỏ mối nguy hiểm liên quan đến lò vi sóng đó là ngưng việc sử dụng nó lại. Phóng xạ của lò vi sóng được biết có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể, các bệnh về sinh sản, ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác.

Vì những nguyên nhân này nên lò vi sóng đã bị cấm ở Nga từ năm 1976. Các nhà khoa học Nga nhận thấy rằng lò vi sóng làm giảm khả năng hấp thu vitamin của cơ thể khi ăn đồ ăn nấu trong đó, làm tăng sự phân hủy các kết cấu của tất cả thức ăn và giảm sự trao đổi chất của Alkaloid, Glycoside và Galactose.

Năm 1991, 1 bác sĩ người Thụy Sĩ Hans Ulrich Hertel đã làm 1 nghiên cứu cho thấy rằng thức ăn nấu bằng lò vi sóng có nhiều nguy cơ đến sức khỏe hơn là được nấu theo kiểu truyền thống. Ông nhận thấy là những người ăn thức ăn nấu bằng lò vi sóng bị giảm sút Hermoglobine Lymphocyte (1 loại bạch cầu).
Năm 2003, chính phủ Tây Ban Nha nghiên cứu tại Murcia chứng minh rằng rau quả và trái cây được nấu trong lò vi sóng mất đi đến......97% các chất giúp giảm các bệnh về tim.

Trong cuốn sách của tiến sĩ Lita Lee “Health Effects of Microwave Radiation – Microwave” và trong tạp thí Earthletter tháng 3 với 10/1991, bà cho biết tất cả các lò vi sóng đều bị rò rỉ phóng xạ điện từ, gây hại cho thức ăn và chuyển đổi các hợp chất trong thức ăn thành các chất độc cho cơ thể và gây ung thư.

Trong cuộc nghiên cứu so sánh thức ăn được nấu truyền thống và nấu bằng lò vi sóng được xuất bản bởi Raum & Zelt năm 1992 công bố:
“Các sóng vi ba nhân tạo, bao gồm các sóng được dùng trong lò vi sóng, được sản sinh từ dòng điện xoay chiều và ép hàng tỉ hoặc hơn sự đảo ngược phân cực mỗi giây trong các phân tử thức ăn mà nó tiếp xúc. Sự sản sinh các phân tử không tự nhiên là không thể tránh khỏi. Các amino axít tự nhiên bị thay đổi đồng phần (chuyển hình dạng) cũng như là bị biến đổi thành các dạng chất độc, dưới tác động của sóng vi ba được sản sinh ra trong lò vi sóng”.

Không có nguyên tử, phân tử hay tế bào của cơ quan nào có khả năng chịu được sức mạnh mang tính hủy diệt, phá hoại như thế trong 1 thời gian nhất định, ngay cả với năng lượng thấp cỡ miliwatt. Lò vi sóng nhanh chóng hủy diệt các phân tử vitamin mỏng manh và các Phytonutrient (chất có tác dụng chữa bệnh) có trong thức ăn. 1 nghiên cứu cho thấy rằng các rau quả được nấu trong lò vi sóng bị mất hết 97% hàm lượng dinh dưỡng (vitamin và các chất dinh dưỡng khác giúp ngăn chặn bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch và củng cố sức khỏe).


Click image for larger version

Name: 2.jpg
Views: 1
Size: 50.0 KB
ID: 57

Những gì còn lại sau khi bạn nấu chỉ là...rác vì đã mất hết chất dinh dưỡng


Tiến sĩ Hertel là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu và cho ra 1 số tài liệu y học về các tác hại của các chất dinh dưỡng đã bị biến đổi trong lò vi sóng có trong máu và sinh lý học với cơ thể người. Tài liệu này tuy ngắn nhưng được nghiên cứu chi tiết cho thấy sự giảm sút trầm trọng chất dinh dưỡng khi các thức ăn được nấu trong lò vi sóng. Các kết luận khoa học cho thấy rằng lò vi sóng thay đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn, và những chất này nếu đi vào máu sẽ đe dọa đến toàn bộ hệ thống cơ thể. Nghiên cứu khoa học của Hertel được thực hiện cùng với tiến sĩ Bernard H.Blanc của Hiệp hội công nghệ liên bang Thụy Sĩ và Hiệp hội đại học hóa-sinh.

12 tác hại của lò vi sóng

  1. Phá vỡ trường năng lượng sống nếu tiếp xúc với lò trong khi nó đang hoạt động, và hậu quả phụ đó là làm ảnh hưởng trường năng lượng này lâu hơn.
  2. Gây sụt giảm điện áp song song của tế bào trong suốt quá trình sử dụng thiết bị, đặc biệt là máu và bạch cầu.
  3. Làm giảm hoặc mất ổn định năng lượng có trong thực phẩm được sử dụng trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  4. Làm suy giảm hoặc phá hủy các khả năng của lớp màng tế bào nội sinh và làm biến dị các quá trình vào trong huyết thanh từ quá trình tiêu hóa.
  5. Làm suy giảm hoặc phá vỡ các xung điện thần kinh trong các vị trí liên kết của não (vị trí não trước nơi các suy nghĩ và chức năng cao hơn hoạt động)
  6. Suy giảm và phá vỡ các mạch điện thần kinh và làm mất cân bằng trường năng lượng trong Neuroplexuses (thần kinh trung ương) cả ở phía trước và 2 bên của trung ương và hệ thống thần kinh tự trị.
  7. Làm mất cân bằng sự tuần hoàn của sức mạnh điện sinh học trong hệ thống kích hoạt lưới tăng lên (hệ thống điều khiển các chức năng của nhận thức)
  8. Làm mất năng lượng sống tích lũy trong cơ thể người, động vật và thực vật trong bán kính 500 mét khi thiết bị hoạt động.
  9. Gây ra hiệu ứng lâu dài của từ trường bị dồn nén trong hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết.
  10. Gây suy giảm hoặc ngưng quá trình sản xuất hormones và duy trì sự cân bằng hormones của nam và nữ giới.
  11. Gây nhiễu các sóng não ở cấp độ cao trong các dải sóng alpha, theta và delta nếu tiếp xúc trực tiếp với khu vực rò rỉ của thiết bị.
  12. Vì sự nhiễu loạn sóng não này, các hiệu ứng tâm lý tiêu cực sẽ xuất hiện, bao gồm mất trí nhớ, mất khả năng tập trung, dồn nén cảm xúc, giảm tốc độ nhận biết, và ảnh hưởng đến giấc ngủ khi liên tục tiếp xúc với khu vực rò rỉ của lò vi sóng, cho dù đó là thiết bị dùng để nấu nướng hay mục đích khác.
Hãy nhìn xem xung quanh bạn xem có ai còn dùng lò vi sóng hay không. Đa số họ đều không thật sự khỏe mạnh hoặc bị thừa cân. Bạn càng sử dụng lò vi sóng thường xuyên, hàm lượng dinh dưỡng bạn nhận được từ thức ăn càng thấp và bạn sẽ bị nhiều căn bệnh phải dùng đến dược phẩm, tất nhiên là nó sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác ngày càng trầm trọng hơn.

Click image for larger version

Name: 3.jpg
Views: 1
Size: 22.4 KB
ID: 58

Lò vi sóng là thứ bạn cần phải ném đi càng nhanh càng tốt


Trong tất cả các hợp chất tự nhiên – các loại có cực – thì oxy trong phân tử nước là nhạy cảm nhất với các phản ứng. Đó là cách lò vi sóng hoạt động – ma sát các phân tử nước này với nhau để sinh nhiệt. Cấu trúc của các phân tử bị xé ra, các phân tử bị biến dạng, gọi là các đồng phân, và vì thế gây thay đổi về chất lượng. Điều này là trái ngược với các cách nấu nướng thông thường, nhiệt được đi từ ngoài vào trong dần dần.

Nấu bằng lò vi sóng bắt đầu từ bên trong các tế bào và phân tử nơi có nước, và năng lượng được chuyển đổi thành nhiệt ma sát.
Đây là bản tóm tắt về cuộc điều tra của Nga, công bố bởi Trung tâm phát triển giáo dục Atlantis tại Portland, Oregon:

  • Thịt được nấu bằng lò vi sóng khi tiêu hóa sẽ sinh ra d-Nitrosodienthanolamines, đó là 1 chất gây ung thư.
  • Sữa và ngũ cốc nấu bằng lò vi sóng thì các amino axit sẽ bị chuyển đổi thành chất gây ung thư.
  • Trái cây được xả đông bằng lò vi sóng thì các Glucoside và Galactoside sẽ bị chuyển đổi thành các hợp chất gây ung thư.
  • Rau quả nấu bằng lò vi sóng thì các Ancaloit sẽ bị chuyển thành chất gây ung thư.
  • Các gốc tự do gây ung thư được hình thành trong rau củ quả, đặc biệt là các loại củ.
Các nhà nghiên cứu người Nga cũng báo cáo lại sự gia tăng của việc phá hủy các cấu trúc dẫn đến việc suy giá trị dinh dưỡng của thức ăn từ 60% - 90%.
  • Làm giảm hỗn hợp Vitamin B, C, E các khoáng chất thiết yếu và các nhân tố kích thích tiêu mỡ trong tất cả thức ăn.
  • Gây hại cho nhiều hợp chất có trong rau quả như là Ancaloit, Glucoside, Galactoside và Nitriloside.
Theo như tiến sĩ Lee, các thay đổi được theo dõi trong máu và tốc độ nhiễm bệnh của những người dùng lò vi sóng. Bao gồm các thay đổi sau:
  • Sự rối loạn bạch cầu dẫn đến khả năng mắc 1 số loại ung thư.
  • Làm gia tăng hệ tế bào ung thư ở trong máu.
  • Tăng khả năng bị ung thư bao tử và ruột.
  • Tăng khả năng mắc các triệu chứng tiêu hóa và dần dần phá hủy hệ thống bài tiết.
Giảm giá trị dinh dưỡng thực phẩm
Sử dụng lò vi sóng sẽ làm giá trị dinh dưỡng của tất cả thực phẩm bị giảm sút nghiêm trọng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng:

  • Giảm tính sinh khả dụng (khả năng cơ thể sử dụng chất dinh dưỡng) của Vitamin B, C, E các khoáng chất thiết yếu và chất kích thích tiêu mỡ trong mọi loại thức ăn.
  • Mất 60% - 90% năng lượng quan trọng trong thức ăn.
  • Suy giảm sự trao đổi chất và khả năng tổng hợp của Alkaloid (1 nguyên tố dựa trên Nitơ hữu cơ), glucoside, galactoside và nitriloside.
  • Phá hủy giá trị dinh dưỡng của Nucleoprotein trong các loại thịt.
  • Đẩy nhanh sự phá hủy cấu trúc trong tất cả thực phẩm.
Cách làm nóng thực phẩm 1 cách lành mạnh
Thật ra, có lẽ ngoại trừ cách loại trừ nước, không còn cách nào để làm nóng thức ăn mà vẫn giữ được cấu trúc và giá trị dinh dưỡng như ban đầu. Tuy nhiên, hâm nóng thức ăn 1 cách vừa phải trong 1 cái nồi sắt trên bếp lửa có lẽ là cách tốt nhất. Đây là cách cổ điển mà tổ tiên chúng ta đã làm rất hiệu quả.


Click image for larger version

Name: 4.jpg
Views: 1
Size: 31.5 KB
ID: 59

Cách cổ điển dường như là tối ưu nhất



Hãy vứt lò vi sóng đi và cố gắng tìm cách ăn ít nhất ½ khẩu phẩm là thực phẩm sống, vệ sinh, đó là 1 bước tiến lớn để giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Mẹ của tôi luôn dạy rằng các loại thực phẩm đóng gói, cần phải được nấu hoặc làm nóng trước khi ăn thì hàm lượng dinh dưỡng sẽ rất thấp. Bà ấy đã đúng, vì vậy hãy ghi nhớ điều này khi bạn đi mua sắm thực phẩm lần tiếp theo.

Chuyển dịch bởi Huỳnh Thanh Long
Bản gốc tiếng Anh: http://cellularinnergy.com/12-facts-...terminate-use/

Lắc ru, xốc nựng con: Yêu thương không khoa học

Chúng ta có thói quen tung hứng, nựng lắc con khi vui đùa và cũng có lần “dỗ nín” đứa trẻ bằng rung nựng, ru ầu ơ, thậm chí còn xốc lắc, tát dọa để răn đe khi trẻ làm nũng, chướng nghịch… Trong thơ văn, người ta thi nhau ca tụng sự đong đưa của cái nôi, cái võng… Ngược lại trong y học, các bác sĩ, điều dưỡng nhi khoa kinh nghiệm lại rất sợ và khuyến cáo không nên có các động thái rung nựng, xốc lắc này.

Rung nôi, xốc lắc có hại cho trẻ con!
Hội chứng “trẻ bị lắc” (Shaken Baby Syndrome, SBS) còn gọi “tổn thương não lạm dụng” (Abusive Head Trauma, AHT) là một hội chứng bệnh lý cũng hay gặp, nhưng thường bị bỏ sót qua vì không được chú ý, kể cả các bác sĩ chuyên nhi.
Tuy chưa có thống kê chính xác, nhưng theo các chuyên gia của CDCP (Center for Disease Control and Prevention) thì tần suất bị chết do hội chứng “trẻ bị lắc” đến khoảng 2.000 đứa trẻ hằng năm ở Mỹ.

Hội chứng trẻ bị lắc SBS này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là từ sơ sinh cho đến 8 tháng. Hai đặc điểm cơ thể học ở độ tuổi này là: (1) khối cơ cổ rất yếu, chưa đủ sức giữ vững cái đầu và (2) đầu đứa trẻ khá lớn và nặng so với toàn thân, đầu chiếm đến một phần tư cơ thể, khối não chưa phát triển gì nhiều lại nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tuỷ bao bọc chung quanh.
Khi bị lắc rung mạnh, đặc biệt khi bị “tung hứng”, quay “vòng vòng” quá mức, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể va đập vào hộp xương sọ với những hậu quả là não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu lớn nhỏ của não…
Những tổn thương này khi đã xảy ra, chắc chắn sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài sau này cho đứa trẻ, nhẹ có thể là chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng, học tập… nặng hơn có thể xuất huyết võng mạc mắt và có thể gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí đã có trường hợp trẻ bị tử vong.
Những dấu hiệu báo động
Những tổn thương thần kinh và mạch máu do rung lắc thường kín đáo, nên khó phát hiện ra ngay, cũng có khi đứa trẻ không có biểu hiện gì dù có tổn thương thật sự.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của tổn thương, những dấu hiệu của bệnh sẽ xuất lộ khác nhau: (1) nhẹ đứa trẻ sẽ giảm linh hoạt, lờ đờ, ngủ gà ngủ vịt, không mỉm cười, (2) nặng hơn trẻ sẽ không nhìn thấy, co giật, nôn mửa (3) trầm trọng trẻ sẽ ngừng thở, tím tái, hôn mê… nếu không cấp cứu kịp trẻ có thể tử vong. Cần nhanh chóng nếu phát hiện những dấu hiệu này để kịp thời cứu đứa trẻ.
Ý kiến của những chuyên gia về nằm nôi, xốc lắc
Rất nhiều chuyên gia về nhi không đồng tình với việc chăm sóc con bằng nôi, võng thông thường và lên án mạnh việc xóc lắc trẻ nhỏ:
Theo GS.TSKH Nguyễn Thu Nhạn, Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Châu Á, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam hiện nay dù chưa có công trình khoa học chứng minh việc nằm nôi có ảnh hưởng đến phát triển thần kinh đứa trẻ, nhưng nếu ru lắc, xốc bế mạnh có thể làm giao đông mạnh não, trẻ sẽ bị “say” thăng bằng.
PGS.TS Ninh Thị Ứng, Trưởng Khoa Thần kinh, Viện Nhi TƯ nhận định, trẻ em dưới 1 tuổi không nên nằm nôi vì não chưa phát triển hoàn chỉnh, chưa ổn định trong hộp sọ.
 TS.BS Nguyễn Công Nghĩa, BV Phụ Sản Hà Nội, hội chứng trẻ bị lắc rất khó nhận biết nếu không khám kỹ lưỡng, nhưng phòng bệnh lại rất đơn giản.
Để khỏi bị “hội chứng trẻ bị lắc”
Như tên gọi, hội chứng trẻ bị lắc là hậu quả của việc lắc xốc quá nhanh, quá mạnh và đột ngột cái đầu đứa trẻ. Cho nên để ngăn ngừa “hội chứng trẻ bị lắc” cần tránh những động tác xốc lắc, giật mạnh làm thay đổi đầu đứa trẻ một cách đột ngột như: (1) bế thốc ngược, (2) xốc vác trẻ gấp gáp, vội vàng, (3) tung hứng trẻ thái quá (4) tát tai, (5) đánh đá trẻ vào đầu mặt.
Người lớn, bố mẹ, người vú em, nuôi dạy trẻ cần lưu ý khi chơi đùa với trẻ đừng vì quá vui, quá giận, mất bình tĩnh, dễ gây những động tác xốc lắc quá trớn, bạt tai đứa trẻ vô tình gây ra hội chứng bị lắc (SBS) có hại cho phát triển thần kinh trẻ em.
TS.BS Trần Bá Thoại

Tình yêu 'lồng ấp' của cha mẹ Việt

Nhiều người không khỏi "thấy buồn và thấy thương" khi nhìn cậu học sinh này ngồi yên để phụ huynh đẩy, trong bức ảnh của một facebooker chụp chiều tối ngày 15/9 khi Sài Gòn mưa lớn. Bức hình nhận được hàng trăm lượt like, bình luận và chia sẻ trên nhiều trang mạng.
Người đồng cảm cho rằng đó là hành động bình thường của cha mẹ vì ai cũng thương con. Người thì băn khoăn, cha mẹ đã lo lắng và nuông chiều con thái quá, tạo điều kiện cho con không biết làm gì và bất hiếu.
 
nguoi-me-a-5743-1442485067.jpg
Cậu con lớn tướng ngồi yên trên xe cho phụ huynh gồng mình dắt qua vùng nước lội - Ảnh: Quy Coc Tu.
Nickname Hoài Phương trên một diễn đàn nhận xét: "Có nhiều gia đình do nuôi con quá kỹ, sợ cái này, sợ cái kia nên lúc nào cũng kè kè bên con. Cũng vì thế mà nhiều bạn bị hội chứng công tử bột, không thể tự làm gì hết, không biết chạy xe vì mẹ lo con chạy xe ngoài đường nguy hiểm nên không cho, không biết chủ động làm việc gì hết, có thể gọi là khờ. Mình có đứa bạn học xong phổ thông không biết chạy xe, không dám tự một mình qua đường, không phải vì nó bệnh gì hết, nó cao to và học rất giỏi là khác nhưng nó lại thiếu kinh nghiệm sống khi ra đời vì gia đình quá khắt khe, bao bọc con quá kỹ".
Thường xuyên có các cuộc khảo sát nghiên cứu cũng như tư vấn các vấn đề gia đình và nuôi dạy con, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Lan Hải (cố vấn chuyên môn của Hội quán các bà mẹ) nhận xét rằng: "Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" vì cha mẹ quá bao bọc con. Không chỉ bao bọc khi con còn nhỏ, mà khi con đã trưởng thành, cha mẹ vẫn can thiệp vào cuộc sống của con từ những chuyện lớn như cưới vợ gả chồng, xây nhà mua đất đến rất nhiều việc cỏn con khác như đi chơi, ăn uống hàng ngày".
Tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Tiểu học trường đại học Sư phạm Hà Nội) đưa ra nhiều ví dụ về sự bao bọc này:
Ở tuổi mầm non, cha mẹ không cho con làm bất cứ việc gì. Trong khi nhiều trẻ em nước ngoài đã tập ăn bốc từ 7, 8 tháng tuổi, một tuổi rưỡi đã tự xúc ăn thành thạo thì trẻ Việt vẫn được cha mẹ hay ông bà đút cho ăn đến 3-4 tuổi vì sợ không đút thì trẻ lười ăn, hay trẻ tự xúc thì làm bẩn, thu dọn còn mệt hơn. Nhiều cha mẹ vẫn xem tiêu chí cô có chăm đút cho con ăn không khi quyết định gửi con vào trường mầm non. 
Hình ảnh quen thuộc với trẻ tiểu học là con vung tay đi đằng trước, bố mẹ khệ nệ xách túi của mình và xách cặp cho con. Nhiều cha mẹ cầm cặp hộ con vì sợ cặp nặng, nhưng thực ra, trẻ em tiểu học Đức vẫn tự xách cặp dù cặp của bọn nhỏ khi chưa có sách cũng nặng 5 kg, với đầy đủ hộp cơm trưa, chai nước, áo mưa.
Khi con học cấp hai, hình ảnh những đứa trẻ đã cao to hơn cả bố mẹ ngồi sau xe để mẹ đèo là một minh chứng rõ cho sự bao bọc con của người Việt. Trong những ngày mưa, những cô cậu học sinh cấp 2 nặng 50 ký vẫn ngồi yên trên xe để bố, mẹ dắt bộ đẩy xe một mình trong nước không phải là quá hiếm.
Cấp ba, con đi thi, bố mẹ lo làm giấy tờ thủ tục cho con từ A đến Z. Ngày con thi, không chỉ đưa đón con, bố mẹ còn lo từng cái bút, tờ giấy, con sai số báo danh cũng gọi điện nhờ bố mẹ can thiệp.
xettuyen-4605-1442480222.jpg
Những hình ảnh cha mẹ song hành cùng con trong các buổi xét tuyển đại học năm nay thế này không phải là hiếm. Ảnh: VnExpress.
Khi con vào đại học, đã qua 18 tuổi nhưng bố mẹ vẫn thấy con chưa lớn. Tiến sĩ Vũ Thu Hương vẫn còn nhớ trường hợp một sinh viên năm ba của mình nằng nặc xin không được đi thực tế tại Sapa hai ngày vì “mẹ không cho đi”. Sau đó, vị phụ huynh này còn đến tận lớp, nhất định xin cho con ở nhà dù con sức khỏe bình thường, lực học giỏi. Cuối cùng, khoa phải đồng ý để sinh viên này làm bài tập lớn bù cho chuyến đi.
Khi con đi làm đã tự nuôi sống được mình, nhiều bố mẹ vẫn đích thân trực tiếp xin sếp cho con những việc nhỏ xíu như nghỉ phép.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương cho rằng, thực ra, tâm lý bọn trẻ không thích được cha mẹ bao bọc kỹ quá. Trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi được bố mẹ tin tưởng và giao trách nhiệm cho mình. Bà cho rằng bao bọc là thương con nhưng cũng là một biểu hiện của sự thiếu tin tưởng vào con. Cha mẹ bao bọc quá dễ dẫn con đến tâm lý ỷ lại người khác và sẽ khiến con gặp khó khăn khi ra đời. Những đứa trẻ được bao bọc, sau này nếu sang địa phận khác (tỉnh khác, nước khác), ở nhờ nhà họ hàng thường dễ gặp vấn đề với chủ nhà. Khi phải đi làm kiếm tiền, chúng sẽ luôn thấy mình vất vả, giống như đang bị sếp hành hạ. Bao bọc con quá chính là cha mẹ đã làm hạn chế khả năng vượt khó và vươn lên của con.
Mọi người vẫn hay nói: “Con cái luôn luôn bé trong mắt bố mẹ”, tiến sĩ giáo dục cho rằng, như thế là bố mẹ sai rồi. Lúc con mới sinh, có thể con yếu ớt, chưa biết làm gì, muốn gì cũng chỉ khóc. Tuy nhiên, con trẻ đã lớn rất nhanh, suy nghĩ của cha mẹ đã không theo kịp sự phát triển của con.
Có một câu chuyện buồn mà bà Hương vẫn còn nhớ. Một cậu học sinh cấp hai vốn được mẹ chăm bẵm, lo cho mọi thứ. Khi mẹ ốm, thay vì thương mẹ, cậu ta hậm hực, tại sao mẹ lại ốm để không ai nấu cơm cho mình. Sự bao bọc của mẹ đã vô tình khiến đứa trẻ ích kỷ và không trưởng thành trong suy nghĩ, tình cảm.
Kim Kim

Khái niệm kỹ năng sống đang bị hiểu sai

"Định nghĩa kỹ năng sống được hiểu thiên lệch dễ dẫn đến việc kết luận những phẩm chất đạo đức như: lòng dũng cảm, sự can trường… là kỹ năng sống, trong khi đây là các thái độ hành vi", TS Vũ Thu Hương nhận xét.

TS-Vu-Thu-Huong-3422-1440565914.jpg
TS Vũ Thu Hương.
Những ngày qua, dư luận xôn xao về nội dung cuốn sách kỹ năng sống dạy trẻ vượt qua sợ hãi bằng cách đi trên thảm thủy tinh. Có người cho rằng điều đó bình thường vì giúp trẻ sống thực, không còn bỡ ngỡ khi gặp khó khăn. Nhưng rất nhiều người bàng hoàng vì học như vậy quá nguy hiểm.
Thực tế hiện nay nội dung sách kỹ năng sống không thống nhất, mỗi tác giả có quan niệm khác nhau. TS Phan Quốc Việt cho rằng kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, học tập, làm việc đồng đội, lắng nghe… Còn theo thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn, kỹ năng sống là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Kỹ năng bao gồm 3 loại: Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng xã hội và kỹ năng làm việc. Nếu xét theo liên đới chuyên môn thì có kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng hỗn hợp.
Các giáo trình kỹ năng sống được xuất bản theo quan niệm của mỗi tác giả. Nếu phụ huynh có thời gian chạy vòng qua các hiệu sách sẽ dễ dàng tìm được rất nhiều cuốn với những tên hấp dẫn từ dạy phát triển tư duy, trí thông minh, trí sáng tạo đến các kỹ năng xã hội, tính kiên trì, lòng dũng cảm... Nhưng khi đọc thì có không ít cuốn nội dung và hình thức trình bày bên trong không ăn nhập với nhau. Từ cách hiểu khác nhau, việc đào tạokỹ năng sống đã bị hiểu sai. Nhiều nhà giáo dục đào tạo đã đưa nội dung đó vào trong cuộc sống và chuyển hóa thành bài giảng hoặc chương trình huấn luyện và đào tạo cho trẻ em.
Hiện có không ít tác giả hiểu trẻ em là người lớn thu nhỏ nên đã đem khái niệm của người lớn về đánh giá và áp dụng dạy dỗ trẻ nhỏ. Việc này dẫn đến tình trạng sách kỹ năng sống được xuất bản cho trẻ nhưng nội dung không phù hợp. Đơn cử, có không ít tác giả hiểu nhầm thái độ hành vi là kỹ năng. Định nghĩa kỹ năng sống được hiểu thiên lệch dễ dẫn đến việc kết luận những phẩm chất đạo đức như: lòng dũng cảm, sự can trường… cũng được coi là kỹ năng sống. Thực chất đây là các thái độ hành vi chứ không phải là kỹ năng. Việc hiểu sai đã phần nào dẫn đến tình trạng lộn xộn trong việc phát hành sách kỹ năng sống.
Ngoài ra, do việc kiểm duyệt sách có phần chưa chặt chẽ, không ít ấn phẩm gây xôn xao dư luận khi không phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng hoặc có bài tập, yêu cầu chưa thực sự hợp lý và khả thi. Cũng có không ít bài tập có tính ứng dụng vô cùng kém và chẳng có giá trị gì cho trẻ trong cuộc sống sau này. 
Vậy học kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Đó là những kỹ năng mà trẻ nhỏ thực sự cần nếu chúng muốn là một con người, muốn sống tốt và sống an lành trong môi trường của chúng. Kỹ năng sống chính là những thói quen hợp lý, cần thiết để xử lý trong tình huống cụ thể. Những tình huống này phải có thật và có nhiều khả năng xảy ra trong thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai. Ứng xử phù hợp trong những tình huống này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm hoặc xử lý vấn đề hiệu quả, hợp lý.
Kỹ năng sống thực sự sẽ bao gồm
Kỹ năng thoát hiểm: Trong tai nạn hay tình huống nguy hiểm xảy ra, nếu giỏi văn, giỏi toán mà không biết cách thoát hiểm thì cái giỏi kia trở nên công cốc. Lúc bấy giờ, việc cần làm là phải biết cách thoát ra khỏi nơi nguy hiểm một cách an toàn và hiệu quả. Những kỹ năng này bao gồm: thoát khỏi hỏa hoạn, ngập lụt, động đất, tai nạn thương tích, xâm hại hay bắt cóc. Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng mà khi đối mặt với hiểm nguy ta mới thấy việc hiểu biết về nó thật sự là tài sản quý giá nhất trong kho tàng hiểu biết của mỗi cá nhân.
 Kỹ năng ứng phó, ứng biến: Nhiều tình huống không phải là nguy hiểm nhưng tiềm tàng mối hiểm nguy, nếu biết cách ứng xử phù hợp thì thiệt hại sẽ là nhỏ nhất. Ví dụ, có người lạ rủ đi ăn. Ăn xong, trúng thuốc mê và tỉnh dậy thì đã bị bắt cóc hay xâm hại. Việc biết trước có nguy cơ đó là để chúng ta tránh không ăn uống những thứ người lạ đưa cho. Đây chính là kỹ năng ứng phó, ứng biến.
Kỹ năng sử dụng các vật dụng (mọi vật dụng và đặc biệt là vật dụng nguy hiểm): Những vật dụng này có khả năng gây sát thương nhưng lại không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta như: Dao, kéo, kim, búa, đinh, điện... Sử dụng những vật dụng này một cách an toàn là đích mà ai cũng muốn học. Các cha mẹ cũng nhiều lần bị thương nên biết và khéo léo trong việc sử dụng. Vậy con trẻ thì sao? Đó chính là lý do cha mẹ cần dạy con về kỹ năng này.
Kỹ năng khám phá cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả: Một cháu bé xem máy tính rất "cao thủ", thông tin gì cũng biết nhưng không biết các nguyên tắc nghiên cứu an toàn. Dĩ nhiên, nguy cơ tai nạn sẽ là rất cao. Nếu vậy thì làm sao bé tìm hiểu được khoa học. Biết cách tìm hiểu và khám phá một cách an toàn, hiệu quả là việc phải học ngay. Chỉ có tự khám phá mới nâng cao liên tục những hiểu biết trong trí não trẻ.
Kỹ năng quản lý thời gian, tiền bạc: Trong cuộc sống, kiếm tiền thật sự rất khó khăn. Vì thế, tiêu pha tiền bạc làm sao cho hiệu quả mà vẫn tiết kiệm là bài toán mà ngay cả người lớn cũng gặp khó. Nếu được học cách tính toán để chi tiêu hợp lý, chắc chắn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Nhiều bạn trẻ bây giờ gặp khó khăn khi thời gian trôi qua hoang phí vì hiệu suất học hành và lao động không cao. Để sắp xếp cuộc sống ổn thỏa chắc chắn trẻ cần những kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. 
Kỹ năng xác định phương hướng, đường đi: Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta di chuyển trên đường với các phương tiện giao thông chiếm rất nhiều thời gian. Xác định phương hướng chính xác, nhanh chóng tìm được đường đi là một kỹ năng hiệu quả vừa để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, vừa giúp chúng ta hình dung công việc dễ dàng hơn.
Kỹ năng thể hiện và thuyết phục người khác: Đây là kỹ năng giao tiếp, trình bày một vấn đề nào đó. Kỹ năng này thực ra rất dễ thực hiện nếu như ta đã có toàn bộ những kỹ năng ở trên. Bởi khi trong đầu chúng ta là một biển kiến thức và kinh nghiệm sống, việc tham gia vào một cuộc đàm đạo sẽ không khiến ta quá lo âu và lúng túng. Vì vậy, giờ chỉ có học cách nói năng cho lưu loát và tự tin là xong.
Hy sinh bản thân vì tập thể: Đôi khi trong cuộc sống, hy sinh cái tôi của chính mình sẽ đem lại lợi ích to lớn cho tập thể và cộng đồng. Nếu trẻ nhỏ hiểu được điều này, không những trẻ đóng góp được nhiều công sức cho đất nước mà còn giúp xác định được lý tưởng sống và xây dựng khát vọng sống.
Từ phân tích trên, chúng ta thấy rằng, sách dạy kỹ năng sống phải giúp trẻ có những kỹ năng để giải quyết các vấn đề có thật trong cuộc sống. Những mẩu chuyện minh họa, định hướng cho trẻ cũng phải gần gũi và dễ xảy ra trong đời thực. Nên chăng, việc kiểm duyệt sách kỹ năng sống cần phải được tiến hành nghiêm túc hơn.
TS Vũ Thu Hương
Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội