'Máy tính sống' của thế giới qua đời


Shakuntala Devi, thiên tài toán học Ấn Độ, người được mệnh danh là "máy tính sống" vừa qua đời ở tuổi 83.
> Tài năng toán học chưa từng đến trường

Bà Shakuntala Devi. Ảnh: Hindustan Times.
Bà Shakuntala Devi qua đời hôm chủ nhật tại bệnh viện ở Bangalore, sau khi gặp vấn đề liên quan đến tim và đường hô hấp.
Bà Devi là thiên tài toán học và được đánh giá là người phụ nữ thông minh nhất thế giới. Năm 1977, tại Đại học Southern Methodist ở Dallas, Mỹ, bà khai căn bậc 23 của một số có 201 chữ số chỉ 50 giây, nhanh hơn máy tính thời điểm đó là 12 giây.
Năm 1980, khi biểu diễn ở trường Đại học Thực nghiệm London, Anh, bà thực hiện nhân hai số có 13 chữ số trong 28 giây. Hai con số là 7.686.369.774.870 x 2.465.099.745.779; 28 giây sau bà đưa ra đáp án chính xác là 18.947.668.177.995.426.462.773.730.
Với tài tính nhẩm siêu phàm trên, bà Devi được ghi danh trong sách Kỷ lục Thế giới Guinness.
Một bài báo trên tờ New York Times từng viết: "Nếu bạn đưa một ngày nào đó bất kỳ trong thế kỷ trước, bà Devi sẽ cho bạn biết chính xác các ngày đó là thứ mấy, thuộc tuần nào chỉ trong vài giây".
Shakuntala Devi sinh ra ở Bangalore ngày 4/11/1929 trong gia đình không mấy dư dả. Cha bà là nghệ sĩ nhào lộn làm việc trong rạp xiếc. Ông là người phát hiện ra khả năng "thần đồng" về toán học của Devi khi ông ngồi chơi bài với con gái mới 3 tuổi nhưng ông liên tục thua. Cô con gái thắng ông là nhờ khả năng ghi nhớ tất cả các con bài.
Lên 5 tuổi, Devi trở thành "chuyên gia" khi giải quyết hầu hết các phép tính khó của toán học.
Phát hiện tài năng của con gái, cha mẹ bà đã cố gắng cho bà đi học nhưng họ không đủ khả năng, vì thế bà phải bỏ học và dùng khả năng "trời phú" để biểu diễn kiếm tiền trên đường phố lúc mới 6 tuổi.
"Tôi trở thành trụ cột duy nhất của gia đình và trách nhiệm đó không hề nhỏ với một đứa trẻ", New York Times dẫn lời bà từng nói khi còn sống.
BBC dẫn lời Devi khi nói về khả năng của bản thân: "Đó là món quà của Thượng đế, vì không ai trong gia đình tôi có sở trường về toán".
Bà Devi đã đi vòng quanh Ấn Độ và châu Phi để cổ động trẻ em học toán.

Recording control bị mờ ( micro bị hỏng? )


Recording control bị mờ và hết cách chữa, hỏng rồi, chia sẻ ra đây để mọi người rút kinh nghiệm



Phải kể về cái máy của mình thế này, key cũ và chỉ thay mainboard. Dùng headphon nghe tốt nhưng micro thì không có âm. Kiểm tra Drive bằng cách kích phải chuột vào MyComputer , Manage , Device Manager , Sound, video and game controllers như trong hình là ok.



Phần Record đã bị mờ

Kiểm tra Realtek rồi (lúc đó mainboard còn tốt không giống như trong hình, nhưng bây giờ không chụp được nữa). Khi đó mấy cột Mic Volum, Stereo Mix đang bị mute, cả 4 cột chưa bị mờ vẫn còn nút điều khiển.
Lúc đó mình rút jack cắm trên mainboard ổ gồm USB và 2 lỗ cắm headphon và on mute . Cắm headphon vào lỗ cắm phía sau rear thu âm ngon lành.

Vì chưa hiểu hết nên lọ mọ cắm lại dây jack trên mainboard thế là đi tong, hỏng luôn cả cổng hậu.


 Lỗi thứ nhất bỏ dấu chọn Mute rear panel output khi cả 2 cổng trước sau cùng cấp tín hiệu bình thường có lẽ không sao. Nhưng vì mainboard và key không đồng bộ nên sơ đồ đấu dây khác nhau, mặc dù chân jack vẫn giống nhau.


Lỗi thứ hai sơ đồ dây jack khác nhau, trong hình không cắm headphon nhưng vẫn hiện là đang cắm.

Có mỗi cái headphon mà nó hiện những 3 jack đang cắm

Kết luận dòng điện do đấu sai đã phá chip sound,  phần micro tong, tuy vậy vẫn nghe được

Vì sao trẻ tự kỷ sở hữu tài năng đặc biệt?

Trẻ tự kỷ có tài năng đặc biệt về âm nhạc, hội họa, tin học… là có thật, nhưng làm thế nào để phát hiện và duy trì khả năng thiên bẩm đó, lại là việc không dễ chút nào.
Những biệt tài bất ngờ của trẻ tự kỷ
Sắp có thuốc giảm nhẹ triệu chứng của bệnh tự kỷ
Cha mẹ thông minh có nguy cơ sinh con tự kỷ
Đó là ý kiến của Bác sĩ Quách Minh Thúy, nguyên Trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương khi trao đổi với PV báo Infonet về những khả năng được cho là đặc biệt của trẻ tự kỷ.

Thưa bà, có phụ huynh có con tự kỉ phát hiện ra con mình có những "tài năng" đặc biệt và họ rất hy vọng có thể phát triển tài năng đó cao hơn. Bà có ý kiến gì về những trường hợp đặc biệt này?
Thông thường, tự kỷ có 2 loại đó là tự kỷ trí tuệ kém và tự kỷ trí tuệ khá hoặc trung bình. Trong đó tự kỷ chậm trí tuệ chiếm phần lớn. Có khoảng 5-7% trẻ có chứng tự kỷ chức năng cao.
Những trẻ tự kỷ được gọi là chức năng cao khi trẻ có trí tuệ vào loại khá, nhiều trẻ có năng khiếu đặc biệt như biết đọc số, đọc chữ từ rất sớm hoặc cộng, trừ nhân chia giỏi, có thể nhớ số điện thoại rất tốt. Nhưng đọc xong trẻ không hiểu, trẻ tính toán rất nhanh nhưng đó chỉ là sự máy móc.

Một số cháu có năng khiếu đặc biệt về điện tử, hội họa, đàn và âm nhạc. Cháu không quan tâm tới bất cứ lĩnh vực xã hội nào khác mà chỉ biết và yêu thích 1 lĩnh vực nhất định trẻ có năng khiếu.

Bác sĩ Quách Minh Thúy, nguyên Trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương: Khả năng phát triển thành "thiên tài" ở trẻ tự kỷ là có nhưng đếm trên đầu ngón tay. Ảnh NL

Điều này được lý giải là do sự phát triển không đều và sự liên kết rời rạc, lỏng lẻo giữa các vùng của não trẻ tự kỷ. Thông thường, ở những đứa trẻ bình thường có những vùng não phát triển tốt hoặc phát triển không cân bằng nhau nhưng sự liên hệ giữa các vùng thì chặt chẽ và logic.
Tuy nhiên, ở những cháu tự kỷ có khả năng đặc biệt có vùng não nào đó phát triển tốt nhưng giữa các vùng của não liên hệ với nhau rất kém. Não có nhiều vùng như: vùng trán, vùng chẩm, vùng thái dương, vùng trung tâm, vùng cảm giác, vùng vận động… Những đứa trẻ tự kỷ chức năng cao đó chỉ có 1 vùng phát triển nhưng sự liên kết giữa các vùng kém, liên kết giữa các vùng bán cầu não trái và phải không chặt chẽ, lỏng lẻo.
Bác sĩ đã từng gặp ca trẻ tự kỷ nào có những khả năng đặc biệt này?
Tôi đã gặp có trường hợp cháu bị tự kỷ nghe ai nói gì thì đều nhớ ngay. Có trẻ còn nhỏ tuổi, khi hỏi về bệnh đái đường, cháu đọc được toàn bộ những vấn đề liên quan đến bệnh lý này: về cơ chế, những biến đổi sinh học, những sinh hóa rất dài và những kết hợp rất khó nhưng cháu bé nhớ và thuộc hết. Bé nói vanh vách. Nếu không có sự kiểm chứng thì bố mẹ, người thân cứ ngỡ đó là thần đồng, là thiên tài thực sự.
Nhưng việc nhớ và đọc lại như vậy là do trí nhớ máy móc còn bản chất thì không hiểu. Bộ não như rô bốt, có thể nói và đọc lại tất cả những gì nó đã đọc dù chỉ là một lần. Còn có những cháu hỏi số điện thoại của mọi người thân hay địa chỉ nhà, bé nhớ rất tốt nhưng khi hỏi những thứ đơn giản như tên gì, học trường nào, lớp nào… thì không nhớ. Điều đó có nghĩa là có sự phát triển bất thường của một vùng nào đó.
Khả năng đặc biệt là có, vậy người lớn chúng ta có thể làm cho trẻ phát triển thành thiên tài thực sự như bé Nguyễn Thế Vinh, 13 tuổi, thần đồng Piano?
Trong những đứa trẻ tự kỷ chức năng cao để phát triển thành "thiên tài" hay "thần đồng" về lĩnh vực nào đó, thực sự là có nhưng rất hiếm. Phần lớn trẻ chỉ có khả năng nhớ máy móc, có năng khiếu về khía cạnh nào trong thời gian không ổn định chứ không toàn diện.
Trường hợp thần đồng Piano 13 tuổi Nguyễn Thế Vinh đang gây xôn xao dư luận thời gian qua, phải nói là rất hiếm. Cả nước mới có 1 trường hợp như vậy. Hay như trong ngày thế giới nhận biết trẻ tự kỷ (2/4), cháu Nguyễn Trung Hiếu (cậu bé chậm phát triển trí tuệ, lên 5 tuổi mẹ vẫn xúc cơm cho ăn, học từng chữ một cách khó khăn và khi kích động thì đâm đầu vào tường) đã làm cả khán phòng ngỡ ngàng trước tiếng đàn ngọt ngào mà sâu lắng cùng với những bức vẽ sinh động về cuộc sống.
Tuy nhiên, theo tôi, phải dạy cho trẻ cách hòa nhập với cộng đồng, bạn bè và môi trường xung quanh thì con người mới phát triển toàn diện được. Không thể để trẻ cả đời chỉ mỗi chơi đàn hay vẽ tranh mà thôi.

Trung bình mỗi buổi sáng ở khoa tâm bệnh của Bệnh viện Nhi Trung ương khám từ 50-60 trẻ có triệu chứng tự kỷ nhưng số trẻ tự kỷ điển hình không nhiều và trẻ tự kỷ chức năng cao cũng rất hiếm gặp. Ảnh NL

Vậy chúng ta phải làm gì để năng khiếu đặc biệt của trẻ tự kỷ có thể phát huy được?

Đã là năng khiếu thì do bẩm sinh, nhưng nếu được bồi dưỡng trẻ sẽ phát triển tốt hơn. Trẻ tự kỷ không phát triển toàn diện được như những trẻ khác nhưng cần động viên khuyến khích tài năng của trẻ để trẻ tự tin hơn. Nếu có phương pháp dạy và tích cực rèn luyện cho tài năng ấy, trẻ tự kỷ sẽ đóng góp tài năng cho xã hội, không trở thành những người vô dụng.
Nhưng làm thế nào để phát triển tài năng của trẻ là điều không dễ. Trước hết, trẻ có khả năng gì thì tập trung phát triển tài năng đó cho trẻ để tránh rơi vào quên lãng. Ví như trẻ có năng khiếu về âm nhạc, hội họa hay CNTT, bố mẹ phải hướng cho cháu theo nhưng bên cạnh đó vẫn phải hướng dẫn trẻ hòa nhập với cuộc sống bình thường một cách tối thiểu nhất chứ không thể sống riêng một mình trong xã hội được.
Các bậc phụ huynh cần tích cực dành thời gian cho con, đi học lớp hướng dẫn nuôi dạy trẻ tự kỷ để biết cách chơi với con, không nên để con chơi một mình. Cần giảm bớt thời gian xem ti vi và chơi máy tính của cháu.
Điều này là tối cần thiết vì khi dành thời gian chơi và chăm sóc con, bố mẹ sẽ phát hiện và bồi dưỡng được tài tăng của trẻ. Chỉ có cha mẹ gần và hiểu con nhất còn cô giáo chuyên biệt thì cũng chỉ hỗ trợ 1 phần trong việc phát triển tài năng của trẻ.
Xin cảm ơn bác sĩ!

Lan Nguyễn

Việt Nam tử vong do ung thư cao hàng đầu thế giới

Tại hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung thư tổ chức ở BV Bạch Mai ngày 11/4, ông Mai Trọng Khoa, phó GĐ BV Bạch Mai, cho hay mỗi năm có khoảng 110.000 ca mắc ung thư mới tại VN.
Cũng theo ông, số tử vong do ung thư hằng năm lên đến 82.000 trường hợp, tỉ lệ tử vong/mắc lên đến 73,5% và vào loại cao hàng đầu thế giới.

Được biết, tỉ lệ tử vong/mắc ở bệnh nhân ung thư chung toàn thế giới là 59,7%.

Ở các nước phát triển, tỉ lệ này hạ xuống 49,4% và các nước đang phát triển là 67,8%, đều thấp hơn tỉ lệ tử vong ở VN.

Báo Tuổi trẻ cho biết, theo báo cáo tại hội thảo, 15 loại ung thư thường gặp nhất ở VN là phổi, vú, đại trực tràng, dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, tử cung/cổ tử cung, thực quản, bàng quang, u lympho không hodgkin, khoang miệng, bệnh bạch cầu, tụy, buồng trứng và thận, trong đó thường gặp nhất ở nam giới là ung thư phổi và nữ giới là ung thư vú, kế đến là đại trực tràng, dạ dày, tiền liệt tuyến ở nam và ung thư tử cung, cổ tử cung ở nữ giới.
ungthu
Suốt cả năm 2012, các vụ thực phẩm bẩn, nhiễm độc liên tiếp bị phanh phui.
Số mắc các loại ung thư khác nhau giữa các vùng địa dư, trong đó tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở TP.HCM gấp gần sáu lần Hà Nội, nhưng ung thư vú ở Hà Nội lại cao gấp rưỡi TP.HCM.

Nam giới TP.HCM mắc ung thư gan nhiều, nhưng nam giới Hà Nội mắc ung thư phổi nhiều hơn hẳn.

Số lượng người Việt Nam mắc ung thư tăng nhiều có lẽ cũng dễ hiểu khi chưa bao giờ người dân lại phải đương đầu với nhiều loại thực phẩm bẩn độc như hiện nay. Hết thịt lợn chứa chất tạo nạc, thuốc an thần, gà thải Trung Quốc nhập lậu còn tồn dư chất kháng sinh, đến rau phun thuốc kích phọt, giá đỗ có hóa chất cấm, măng ướp lưu huỳnh, ngô luộc bằng pin, muối diêm...

Phía cơ quan chức năng cũng phanh phui hàng loạt vụ thực phẩm bẩn, độc.

Ngày 12/6/2012, Phòng cảnh sát môi trường Công an Hà Nội phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện cơ sở chuyên thu mua lợn chết để bán cho các cơ sở chế biến thành ruốc, thành thịt chưng mắm tép... Ngay sau đó, các vụ buôn bán lợn chết tiếp tục bị phát hiện và bắt giữ. Chủ hộ thừa nhận rằng, số lợn trên là lợn dịch tai xanh được thu gom trong nhiều ngày

Ngày 18/9/2012, Phòng Cảnh sát môi trường và Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã thu giữ hơn nửa tấn măng sợi khô đã hấp qua lưu huỳnh và 118 kg lưu huỳnh không rõ nguồn gốc xuất xứ để dùng sản xuất măng ở một số cơ sở chế biến tại huyện Thọ Xuân.

Đầu tháng 10/2012, Chi cục bảo vệ thực vật Quảng Ngãi kiểm tra và phát hiện 3/15 cơ sở sản xuất giá đỗ bằng hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tiếp đó, ngày 3/12 Chi cục quản lý nông - lâm - thủy sản Quảng Bình cho biết kiểm tra giá đỗ tại các cơ sở chuyên sản xuất giá từ đầu tháng 11 tới này phát hiện 10/18 cơ sở sản xuất giá sử dụng hóa chất.