Du lịch Tam cốc

Chuyện về Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Công Cậy

 “Nơi đây, binh công xưởng Nguyễn Công Cậy đã từng sản xuất và chiến đấu” là dòng chữ khắc trên vách núi đá mà du khách có thể bắt gặp khi lên thuyền xuôi dòng nước tham quan danh thắng Tam Cốc - Bích Động (Hoa Lư, Ninh Bình). Tìm hiểu về lịch sử của tấm bia di tích này, tôi được biết thêm nhiều điều về một người anh hùng đã có những đóng góp lặng thầm mà ý nghĩa trong hành trình 75 năm của ngành Quân giới - Công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam...

CHÀNG TRAI HÀ NỘI VÀ QUẢ THỦY LÔI ĐẦU TIÊN

Binh công xưởng Nguyễn Công Cậy, vốn có tên ban đầu là Xưởng V16 thuộc Ban Vũ khí Dân quân Khu 2, đóng quân trong dãy hang Tam Cốc, làng Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Gia Khánh (nay thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Khi Nguyễn Công Cậy về đây làm việc, lập chiến công và sau đó hy sinh oanh liệt, tên chàng trai Hà Nội này đã được đặt cho binh công xưởng.

Ngược dòng lịch sử trở về những năm 40 của thế kỷ trước, như nhiều thanh niên Hà Nội khi đó, chàng trai 16 tuổi Nguyễn Công Cậy rời gia đình vào học tại Trường Kỹ nghệ thực hành. Sau vài năm vào Vinh làm công nhân, anh trở ra Hà Nội mở cửa hàng sắt của riêng mình. Sau năm 1945, thực dân Pháp lăm le trở lại xâm lược nước ta. Lúc này, ở hầu hết các đơn vị, địa phương trên cả nước, từ các khu, tỉnh, thành đến các chi đội, dưới sự chỉ đạo của Cục Quân giới, hàng trăm binh công xưởng đã được tổ chức và đi vào hoạt động. Ở Hà Nội, Xưởng vũ khí Phan Đình Phùng cũng được thành lập. Nguyễn Công Cậy nhanh chóng hòa mình với phong trào cách mạng khi quyết định hiến cơ sở sản xuất của mình cho xưởng vũ khí này và tự nguyện trở thành một công nhân Quân giới. Tại đây, vốn kiến thức và kinh nghiệm đã giúp Nguyễn Công Cậy cùng đồng đội sản xuất được hàng trăm quả mìn, lựu đạn kịp thời phục vụ cho bộ đội và tự vệ Hà Nội chiến đấu trong những ngày toàn quốc kháng chiến.

Bước sang năm 1947, thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng, tổ chức trận càn quy mô lớn lên Chiến khu Việt Bắc, vì vậy, các binh công xưởng phải tổng di chuyển về nhiều nơi nhằm bảo toàn lực lượng và tiếp tục sản xuất, phục vụ chiến đấu. Xưởng Phan Đình Phùng cũng dần phân tán lực lượng, Nguyễn Công Cậy và một số đồng chí về Xưởng V16. Tại đây, anh cùng các cộng sự hoàn thành một nhiệm vụ đặc biệt: Chế tạo quả thủy lôi đầu tiên. Cũng nhờ chiến công này, anh vinh dự được kết nạp vào Đảng khi mới 22 tuổi.

Chuyện kể lại, vào một ngày năm 1948, Xưởng V16 nhận được điện của cấp trên: Tập trung nghiên cứu, sản xuất gấp thủy lôi cho bộ đội đánh tàu địch trên sông. Đây là một thử thách lớn đối với một binh công xưởng mà thiết bị kỹ thuật còn thô sơ với số ít máy tiện, máy khoan, bễ lò rèn, lò đúc gang hạng nhỏ, không có mẫu để nghiên cứu, vị trí đóng quân nằm sâu trong lòng núi... Tuy nhiên, đốc công Nguyễn Công Cậy cùng đồng sự vẫn quyết tâm vượt mọi khó khăn để thực hiện nhiệm vụ. Đại tá Trương Vĩnh Thăng, nguyên Hiệu trưởng Trường 255 (nay là Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật ô tô, Tổng cục Kỹ thuật), từng có thời gian công tác cùng Nguyễn Công Cậy tại Xưởng V16, nhớ lại: “Anh Nguyễn Công Cậy luôn tràn đầy nhiệt huyết và lòng quyết tâm khi ngày đêm tích cực tìm tòi, nghiên cứu. Chúng tôi đã chứng kiến biết bao đêm anh không ngủ, ghi chép các phép tính trên những trang giấy poluya, kín đặc chữ và số đến nỗi tưởng như không còn chỗ để ghi thêm được nữa.”

Và “trời không phụ lòng người”, sau một tháng mày mò, đốc công Nguyễn Công Cậy cùng đồng đội đã cho ra đời quả thủy lôi đầu tiên, vỏ bằng tôn, trong nhồi thuốc nổ mạnh. Quả thủy lôi này được mang ra thử nghiệm ngay trên sông Đáy, nơi hằng ngày có nhiều tàu chiến Pháp qua lại. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, người công nhân phụ trách điểm hỏa đã kích nổ sớm. Tuy không diệt được tàu địch nhưng đã gây kinh hoàng cho quân Pháp về điều mà chúng chưa bao giờ ngờ tới: Việt Minh đã chế tạo được thủy lôi!

“DÒNG TÊN ANH KHẮC VÀO ĐÁ NÚI”

Sau lần thử nghiệm đầu tiên trên sông Đáy, Xưởng V16 đã có kinh nghiệm để chế tạo hàng loạt thủy lôi phục vụ chiến đấu. Đây cũng là tiền đề để V16 cùng các xưởng khác trong vùng rừng núi Ninh Bình ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng, chủng loại vũ khí. Xưởng V16 sau đó được gọi là Binh công xưởng 57.

Tuy nhiên, cũng vào lúc này, nhận thấy mức độ nguy hiểm của các binh công xưởng đối với cuộc xâm lược của mình, giặc Pháp quyết định tấn công, xóa sổ các binh công xưởng, nhằm chặn đứng nguồn cung cấp vũ khí quan trọng cho Việt Minh ở Hà Nội và các vùng lân cận. Trước tình hình đó, một ủy ban bảo vệ liên xưởng được thành lập, tận dụng lợi thế địa hình hiểm trở sẵn có để đối phó với địch. Riêng Xưởng 57 và 58 thành lập chung một ban chỉ huy chiến đấu với việc chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch bố trí lực lượng, sơ tán máy móc thiết bị, sơ tán nhân dân, hiệp đồng với địa phương, trang bị vũ khí và hướng dẫn dân quân sử dụng vũ khí đánh địch. “Anh Nguyễn Công Cậy được phân công đặc trách ủy viên quân sự trực tiếp chỉ huy tuyến phòng thủ trong cùng trên đường bộ dẫn vào xưởng. Anh đã lên sơ đồ một bãi mìn điện với những quả mìn do chính anh thiết kế và chỉ đạo sản xuất” - Đại tá Trương Vĩnh Thăng cho biết.

Rạng sáng ngày 11/10/1948, giặc Pháp mở cuộc tấn công “Nước đục” vào binh công xưởng nhưng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của các lực lượng vòng ngoài gồm dân quân, bộ đội địa phương, tự vệ, công nhân cùng một phân đội của Trung đoàn 34, khiến chúng buộc phải rút về căn cứ. Nhận định địch sẽ quay trở lại tấn công với quy mô lớn hơn nên các lực lượng vẫn tích cực chuẩn bị phòng ngự, đánh trả. Đúng như dự đoán, ngày 19/12/1948, quân Pháp chia thành nhiều mũi, cả bằng đường bộ và đường thủy, tìm cách đánh vào khu vực của hai xưởng.

Khi trận chiến đang diễn ra quyết liệt, phát hiện dây hệ thống truyền nổ mìn bị đứt vì pháo địch, từ vị trí chỉ huy, Nguyễn Công Cậy lao xuống, nhanh chóng nối lại đường dây trong khi pháo giặc vẫn liên tiếp dội xuống. Công việc vừa hoàn tất thì anh bị một mảnh đạn pháo găm sâu vào đùi. Do mất máu quá nhiều, người lính Quân giới Nguyễn Công Cậy đã anh dũng hy sinh khi vừa bước sang tuổi 23. Anh Phạm Văn Phong, sinh ra và lớn lên ở làng Văn Lâm, xã Ninh Hải, hiện đang làm nghề chèo thuyền ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xúc động kể với chúng tôi: “Binh công xưởng Nguyễn Công Cậy gồm 5 hang nằm sâu trong thung lũng. Cha tôi, 2 chú ruột và 3 người nữa trong làng làm việc ở binh công xưởng thời cụ Nguyễn Công Cậy. Lúc nhỏ, tôi được nghe kể nhiều về sự thông minh, chịu khó cũng như sự hy sinh anh dũng của cụ. Chiều hôm cụ hy sinh, thi hài được giấu dưới thuyền rồi được đồng đội chôn cất ngay dưới chân núi”.

Một thời gian ngắn sau, sự hy sinh anh dũng của đốc công Nguyễn Công Cậy đã được ghi nhận bằng việc cấp trên quyết định đổi tên Binh công xưởng 57 thành Binh công xưởng Nguyễn Công Cậy. Năm 2002, bằng nỗ lực của đồng đội và các cơ quan chức năng của Tổng cục CNQP, liệt sĩ Nguyễn Công Cậy đã được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng LLVT nhân dân. Cũng trong thời gian này, tấm bia ghi danh người anh hùng và Binh công xưởng 57-V16 đã được gắn trên vách đá. Để từ đó, có thêm một điểm di tích lịch sử với những câu chuyện về một người anh hùng Quân giới được lưu truyền, giới thiệu cho du khách trong nước và quốc tế mỗi dịp ghé thăm danh thắng Tam Cốc - Bích Động.

BÍCH TRANG






Bán tủ quầy cũ

 Bán tủ quầy cũ 112 KHƯƠNG THƯỢNG, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI ĐT: 0912 44 5252 -- 096 888 9352 -- 02438538337


 

Linh kiện điện lạnh, đồ cũ máy giặt

 Linh kiện điện lạnh, đồ cũ máy giặt, tủ lạnh, điều hòa.
Hàng độc, hàng hiếm, khó tìm, nhưng đến điện lạnh Nhân râu luôn có.
112 KHƯƠNG THƯỢNG, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI ĐT: 0912 44 5252 -- 096 888 9352 -- 02438538337 

Dây curoa máy giặt, máy sấy các hãng
Càng (ba trạc) máy giặt lồng ngang, lồng đứng
Mâm máy giặt các hãng
Vỏ máy giặt các hãng 
Bo mạch máy giặt đủ loại

Điện áp sử dụng tại các quốc gia trên thế giới

Nguồn: https://wetrek.vn/bai-viet/wetrekology-dien-ap-su-dung-tai-cac-quoc-gia-tren-the-gioi.htm


Nếu hành trang du lịch của bạn có một thiết bị điện hoặc điện tử có điện áp đơn (single-voltage), bạn sẽ cần biết điện áp tại nơi mà bạn tới là bao nhiêu để chắc chắn thiết bị của bạn sẽ vẫn có thể sử dụng an toàn. Ví dụ một thiết bị sử dụng điện 110V sẽ không thể hoạt động hoặc thậm chí dẫn đến hỏng hóc khi cắm vào nguồn điện 220V (trừ khi bạn có bộ chuyển đổi điện áp)
 
dien-ap-su-dung-tai-cac-quoc-gia-wetrek.vn
dien-ap-su-dung-tai-cac-quoc-gia-wetrek.vn
 
Nếu bạn chưa biết chắc thiết bị của bạn có phải điện áp đơn hay không, hãy tham khảo tại WeTrekology bài viết Hướng dẫn chuẩn bị bộ chuyển đổi điện năng phù hợp khi đi du lịch để xác định.
 
Lưu ý: Nêu mua bộ chuyển đổi điện và phích cắm điện trước khi bạn lên đường bởi có thể sẽ rất khó tìm mua ở nơi bạn tới.
 
Sử dụng bản đồ và bảng dưới đây để xác định thông tin về điện áp sử dụng tại các quốc gia. Cột “Loại ổ điện” tương ứng với những gì đã đề cập trong bài viết “Hướng dẫn chuẩn bị bộ chuyển đổi điện năng phù hợp khi đi du lịch”.
 
phich-cam-dien-pho-bien-wetrek.vn
phich-cam-dien-pho-bien-wetrek.vn

Lưu ý rằng, chữ cái sử dụng để biểu thị các loại phích cắm điện có thể không tương ứng với những gì các nhà sản xuất ghi trên nhãn.

ban-do-dien-ap-the-gioi-theo-quoc-gia-wetrek.vn
ban-do-dien-ap-the-gioi-theo-quoc-gia-wetrek.vn

QUỐC GIAĐIỆN ÁPTẦN SỐLOẠI Ổ ĐIỆN
Afghanistan220 V50 HzC / F
Albania230 V50 HzC / F
Algeria230 V50 HzC / F
American Samoa120 V60 HzA / B / F / I
Andorra230 V50 HzC / F
Angola220 V50 HzC
Anguilla110 V60 HzA
Antigua230 V60 HzA / B
Argentina220 V50 HzC / I
Armenia230 V50 HzC / F
Aruba120 V60 HzA / B / F
Australia240 V50 HzI
Austria230 V50 HzC / F
Azerbaijan220 V50 HzC / F
Azores230 V50 HzB / C / F
Bahamas120 V60 HzA / B
Bahrain230 V50 HzG
Balearic Islands230 V50 HzC / F
Bangladesh220 V50 HzC / D / G / K
Barbados115 V50 HzA / B
Belarus220 V50 HzC / F
Belgium230 V50 HzE
Belize110 V / 220 V60 HzB / G
Benin220 V50 HzE
Bermuda120 V60 HzA / B
Bhutan230 V50 HzD / F / G
Bolivia230 V50 HzA / C
Bosnia & Herzegovina230 V50 HzC / F
Botswana230 V50 HzD / G
Brazil127 V / 220 V *60 HzA / B / C / I
Brunei240 V50 HzG
Bulgaria230 V50 HzC / F
Burkina Faso220 V50 HzC / E
Burundi220 V50 HzC / E
Cambodia230 V50 HzA / C / G
Cameroon220 V50 HzC / E
Canada120 V60 HzA / B
Canary Islands230 V50 HzC / E / L
Cape Verde230 V50 HzC / F
Cayman Islands120 V60 HzA / B
Central African Republic220 V50 HzC / E
Chad220 V50 HzD / E / F
Channel Islands (Guernsey & Jersey)230 V50 HzC / G
Chile220 V50 HzC / L
China, People's Republic of220 V50 HzA / C / I
Colombia110 V60 HzA / B
Comoros220 V50 HzC / E
Congo, People's Rep. of230 V50 HzC / E
Congo, Dem. Rep. of (formerly Zaire)220 V50 HzC / D
Cook Islands240 V50 HzI
Costa Rica120 V60 HzA / B
Côte d'Ivoire (Ivory Coast)220 V50 HzC / E
Croatia230 V50 HzC / F
Cuba110 V / 220 V60 HzA / B / C / L
Cyprus230 V50 HzG / F**
Czech Republic230 V50 HzE
Denmark230 V50 HzC / E / K
Djibouti220 V50 HzC / E
Dominica230 V50 HzD / G
Dominican Republic120 V60 HzA / B
East Timor220 V50 HzC / E / F / I
Ecuador110 V60 HzA / B
Egypt220 V50 HzC / F
El Salvador115 V60 HzA / B / C / D / E / F / G / I / J / L
Equatorial Guinea220 V50 HzC / E
Eritrea230 V50 HzC / L
Estonia230 V50 HzC / F
Ethiopia220 V50 HzC / F
Faeroe Islands230 V50 HzC / K
Falkland Islands240 V50 HzG
Fiji240 V50 HzI
Finland230 V50 HzC / F
France230 V50 HzE
French Guyana220 V50 HzC / D / E
Gabon220 V50 HzC
Gambia230 V50 HzG
Gaza230 V50 HzH
Georgia220 V50 HzC / F
Germany230 V50 HzC / F
Ghana230 V50 HzD / G
Gibraltar230 V50 HzC / G
Great Britain (see United Kingdom)   
Greece220 V50 HzC / D / E / F
Greenland230 V50 HzC / K
Grenada230 V50 HzG
Guadeloupe230 V50 HzC / D / E
Guam110 V60 HzA / B
Guatemala120 V60 HzA / B / G / I
Guinea220 V50 HzC / F / K
Guinea-Bissau220 V50 HzC
Guyana240 V60 HzA / B / D / G
Haiti110 V60 HzA / B
Honduras110 V60 HzA / B
Hong Kong220 V50 HzG
Hungary230 V50 HzC / F
Iceland230 V50 HzC / F
India230 V50 HzC / D / M
Indonesia230 V50 HzC / F
Iran230 V50 HzC / F
Iraq230 V50 HzC / D / G
Ireland (Eire)230 V50 HzG
Isle of Man230 V50 HzC / G
Israel230 V50 HzH / C
Italy230 V50 HzC / F / L
Jamaica110 V50 HzA / B
Japan100 V50 Hz / 60 Hz **A / B
Jordan230 V50 HzC / D / F / G / J
Kenya240 V50 HzG
Kazakhstan220 V50 HzC / F
Kiribati240 V50 HzI
Korea, North110 V / 220 V60 HzA / C
Korea, South110V / 220 V60 HzA / B / C / F
Kuwait240 V50 HzC / G
Kyrgyzstan220 V50 HzC / F
Laos230 V50 HzA / B / C / E / F
Latvia230 V50 HzC / F
Lebanon230 V50 HzC / D / G
Lesotho220 V50 HzM
Liberia120 V60 HzA / B
Libya127 V / 230 V50 HzD / F
Liechtenstein230 V50 HzJ
Lithuania230 V50 HzC / F
Luxembourg230 V50 HzC / F
Macau220 V50 HzD / G
Macedonia230 V50 HzC / F
Madagascar127 V / 220 V50 HzC / D / E / J / K
Madeira230 V50 HzC / F
Malawi230 V50 HzG
Malaysia240 V50 HzG
Maldives230 V50 HzD / G / J / K / L
Mali220 V50 HzC / E
Malta230 V50 HzG
Martinique220 V50 HzC / D / E
Mauritania220 V50 HzC
Mauritius230 V50 HzC / G
Mexico127 V60 HzA
Micronesia, Federal States of120 V60 HzA / B
Moldova230 V50 HzC / F
Monaco230 V50 HzC / D / E / F
Mongolia230 V50 HzC / E
Montenegro230 V50 HzC / F
Montserrat230 V60 HzA / B
Morocco220 V50 HzC / E
Mozambique220 V50 HzC / F / M
Myanmar (Burma)230 V50 HzC / D / F / G
Namibia220 V50 HzD / M
Nauru240 V50 HzI
Nepal230 V50 HzC / D / M
Netherlands230 V50 HzC / F
Netherlands Antilles127 V / 220 V50 HzA / B / F
New Caledonia220 V50 HzF
New Zealand240 V50 HzI
Nicaragua120 V60 HzA
Niger220 V50 HzA / B / C / D / E / F
Nigeria230 V50 HzD / G
Norway230 V50 HzC / F
Oman240 V50 HzC / G
Pakistan230 V50 HzC / D
Palau120 V60 HzA / B
Panama110 V60 HzA / B
Papua New Guinea240 V50 HzI
Paraguay220 V50 HzC
Peru220 V60 HzA / B / C
Philippines220 V60 HzA / B / C
Poland230 V50 HzC / E
Portugal230 V50 HzC / F
Puerto Rico120 V60 HzA / B
Qatar240 V50 HzD / G
Réunion Island230 V50 HzE
Romania230 V50 HzC / F
Russian Federation220 V50 HzC / F
Rwanda230 V50 HzC / J
St. Kitts and Nevis230 V60 HzD / G
St. Lucia230 V50 HzG
St. Vincent230 V50 HzA / C / E / G / I / K
Samoa230 V50 HzI
San Marino230 V50 HzF / L
Saudi Arabia110 V / 220 V ***60 HzA / B / C / G
Senegal230 V50 HzC / D / E / K
Serbia230 V50 HzC / F
Seychelles240 V50 HzG
Sierra Leone230 V50 HzD / G
Singapore230 V50 HzG
Slovakia230 V50 HzE
Slovenia230 V50 HzC / F
Somalia220 V50 HzC
South Africa230 V50 HzD / M
Spain230 V50 HzC / F
Sri Lanka230 V50 HzD / G / M
Sudan230 V50 HzC / D
Suriname127 V60 HzC / F
Swaziland230 V50 HzM
Sweden230 V50 HzC / F
Switzerland230 V50 HzJ
Syria220 V50 HzC / E / L
Tahiti220 V50 Hz / 60 HzC / E
Tajikistan220 V50 HzC / F
Taiwan110 V60 HzA / B
Tanzania230 V50 HzD / G
Thailand220 V50 HzA / B / C
Togo220 V50 HzC
Tonga240 V50 HzI
Trinidad & Tobago115 V60 HzA / B
Tunisia230 V50 HzC / E
Turkey230 V50 HzC / F
Turkmenistan220 V50 HzC / F
Uganda240 V50 HzG
Ukraine230 V50 HzC / F
United Arab Emirates240 V50 HzG
United Kingdom230 V50 HzG
United States of America120 V60 HzA / B
Uruguay220 V50 HzC / F / I / L
Uzbekistan220 V50 HzC / F
Venezuela120 V60 HzA / B
Vietnam220 V50 HzA / C / G
Virgin Islands110 V60 HzA / B
Yemen230 V50 HzA / D / G
Zambia230 V50 HzC / D / G
Zimbabwe240 V50 HzD / G
 
* Brazil không có điện áp tiêu chuẩn. Phần lớn các bang sử dụng điện 127V(Acre, Amapá, Amazonas, Espírito Santo, Mato Grosso do Sul, Maranhão, Pará, Paraná, Rondônia, Roraima, Sergipe và Minas Gerais). Số khác (phần lớn các bang ở vùng Đông Bắc) sử dụng điện 220V. (Alagoas, Brasília, Ceará, Mato Grosso, Goiás, Paraíba, Rio Grande do Norte, Santa Catarina và Tocantins). Ngoài ra, mặc dù ở hầu hết các khu vực trên bang Bahia, São Paulo, Rio de Janeiro và Rio Grande do Sul sử dụng điện 127V, các thành phố như Santos, Jequié, Jundiaí, São Bernardo do Campo, Novo Friburgo, Bagé, Caxias do Sul và Pelotas lại sử dụng điện 22V. Bang Pernambuco và Piauí sử dụng điện 220V, trừ thành phố Paulista và Teresina (127V)
 
** Mặc dụ điện áp sử dụng tại Nhật Bản tương tự nhau trên cả nước, tuy nhiên tần số dòng điện lại khác nhau theo từng khu vực. Vùng phía Đông Nhật Bản sử dụng chủ yếu tần số 50 Hz (Tokyo, Kawasaki, Sapporo, Yokohama, Sendai), trong khi phía Tây Nhật Bản sử dụng tần số 60 Hz (Osaka, Kyoto, Nagoya, Hiroshima).
 
*** Ả-rập Xê-út (Saudi Arabia) sử dụng điện 110V ở phần lớn khu vực, như Dammam và khu vực al-Khobar (nằm tại thị trấn phía đông Ash Sharqiyah). Điện 220V cũng được sử dụng phổ biến, đặc biệt tại các khách sạn.

Cập nhật và sửa đổi: Các quốc gia có thể thay đổi tên, nguồn điện cũng như thiết kế ổ điện theo thời gian. Thông tin mà bài viết cung cấp tại đây chỉ như một tài liệu tham khảo. WETREK.VN luôn hoan nghênh những đóng góp để cập nhật và sửa đổi dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm du lịch của các bạn tại các quốc gia trên thế giới.
 
Ethan Nguyen